Tin mới

Dù được Càn Long tín nhiệm, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ vẫn không thể nối ngôi vì một lý do đau lòng

Thứ năm, 14/06/2018, 14:09 (GMT+7)

Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ là một trong số những người con hiếm hoi nhận được sự tín nhiệm của Càn Long. Nhưng tại sao ngai vàng lại rơi vào tay Gia Khánh chứ không phải vị hoàng tử này?

Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ là một trong số những người con hiếm hoi nhận được sự tín nhiệm của Càn Long. Nhưng tại sao ngai vàng lại rơi vào tay Gia Khánh chứ không phải vị hoàng tử này?

Trong bộ phim nổi tiếng "Hoàn Châu cách cách", khán giả truyền hình khó có thể quên được nhân vật Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ - người con trai được Càn Long Hoàng đế yêu quý nhất.

Kỳ thực, Vĩnh Kỳ là một nhân vật có thật trong lịch sử. Hơn nữa, đây quả thực là vị nhi tử được Càn Long coi trọng hơn cả.

Nhưng điều khiến hậu thế thắc mắc nằm ở chỗ, tại sao ngay cả khi nhận được sự tín nhiệm của vua cha, Ngũ A Ca vẫn không thể trở thành người nối ngôi?

Đâu là lý do khiến vị Hoàng tử này vuột mất ngai vàng vào tay một huynh đệ khác, mà người đó chính là Gia Khánh đế sau này?

Ngũ A Ca trong lịch sử: Tài hoa hơn cả hình tượng trên phim!

Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ sinh năm 1741, mất năm 1766. Thân mẫu của ông là Du phi Kha Lý Diệp Đặc thị - con gái viên ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ.

Sinh thời, Vĩnh Kỳ là vị Hoàng tử được Càn Long vô cùng cưng chiều. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngũ A Ca đã là một người nổi tiếng thông minh hiếu học, giỏi thư họa, bác học đa tài, tinh thông nhiều ngôn ngữ như tiếng Mãn, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ.

Dù được Càn Long tín nhiệm, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ vẫn không thể nối ngôi vì một lý do đau lòng - Ảnh 1.

Ngũ A Ca là một trong số những vị Hoàng tử được Càn Long yêu thương và coi trọng nhất. (Ảnh minh họa).

Hơn nữa, Vĩnh Kỳ trời sinh yêu thích bắn cung, cưỡi ngựa, võ công xuất chúng, hết sức thiện chiến. Chưa dừng lại ở đó, ông có có năng khiếu thiên bẩm trên phương diện thiên văn, lịch pháp.

Sở hữu tài năng xuất chúng, lại thêm biết cách ăn nói khéo léo, vị Ngũ A Ca này rất được vua cha yêu quý. Nhưng trên tất cả, đức tính Càn Long tán thưởng nhất ở Vĩnh Kỳ chính là lòng hiếu thuận.

Sử cũ ghi lại, ngày 5 tháng 5 năm Càn Long thứ 28, điện thanh yến ở Viên Minh Viên xảy ra hỏa hoạn.

Đương lúc hỗn loạn, hai vị thân vương có mặt tại đại điện lúc đó đều vội chạy ra ngoài, chẳng hề quan tâm tới An Nguy của Càn Long, chỉ có duy nhất Ngũ A Ca liều mình nhảy vào biển lửa, cứu vua cha ra ngoài an toàn.

Hành động ấy đã khiến Hoàng đế vô cùng cảm động. Ông đối với Vĩnh Kỳ càng thêm tín nhiệm, đồng thời trách móc nghiêm khắc 2 vị thân vương nhát gan kia.

Vị Hoàng tử không có duyên với ngôi vị Hoàng đế

Dù được Càn Long tín nhiệm, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ vẫn không thể nối ngôi vì một lý do đau lòng - Ảnh 2.

Từ nhiều dẫn chứng lịch sử, không khó để nhận thấy Vĩnh Kỳ là người từng được Càn Long coi là người kế vị của mình. (Ảnh minh họa).

Năm Càn Long thứ 30, nhà vua phong Vĩnh Kỳ tước hiệu Hòa Thạc Vinh Thân vương. Năm ấy, Ngũ A Ca mới 24 tuổi, là người con trai trẻ nhất được phong vương.

Điều đặc biệt là chữ "Vinh" trong tước hiệu của ông chỉ chuyên dùng cho con trai trưởng. Điều này thể hiện rằng Càn Long đối với Vĩnh Kỳ có rất nhiều ẩn ý.

Vào thời nhà Thanh, việc Hoàng đế lập Thái tử có quy định rõ ràng về thứ tự, đó là nguyên tắc "lập đích lập trưởng".

Xét đến hoàn cảnh lúc bấy giờ, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ cũng có thể coi là con trai trưởng của Càn Long. Vì trước đó, trưởng tử Vĩnh Hoằng, con thứ Vĩnh Liên, Tam A Ca Vĩnh Chương đều mất sớm.

Vị Hoàng tử thứ tư của Càn Long đã được ấn định làm con thừa tự cho người khác, Thất A Ca Vĩnh Tôn từng được nhà vua hết mực coi trọng cũng không may qua đời.

Như vậy, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ với tài năng và sự tín nhiệm của vua cha dành cho mình, chỉ sau một thời gian ngắn đã được tiếp nhận "quyền lực" của con trưởng, trợ giúp Hoàng đế xử lý quốc gia đại sự.

Chỉ tiếc rằng sau khi phong vương không lâu, Vĩnh Kỳ yểu mệnh qua đời vì bệnh lao xương.

Mặc dù căn bệnh này có tỷ lệ di truyền rất thấp, nhưng hoàng tộc Ái Tân Giác La lại có không ít người từng qua đời vì chứng bệnh ác tính ấy, trong đó có người con thứ 13 của Khang Hy và Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ.

Dù được Càn Long tín nhiệm, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ vẫn không thể nối ngôi vì một lý do đau lòng - Ảnh 3.

Ngũ A Ca qua đời đột ngột đã đem đến cho Càn Long cú sốc lớn về tinh thần và làm thay đổi quyết định chọn người kế vị của vị Hoàng đế này. (Ảnh minh họa).

Sau cái chết của Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ, Càn Long đã chọn một Hoàng tử không có gì nổi bật là Vĩnh Diễm làm người nối ngôi. Nhưng vị a ca này tính cách hướng nội, trầm lặng, cũng không nhiều thành tựu trong việc trị nước.

Các nhà sử học lý giải rằng, việc Càn Long đưa một người kế vị không tài năng lên nối ngôi bắt nguồn từ bản chất "yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh" của vị vua này.

Bởi lẽ, một Vĩnh Diễm không quá tài cán sẽ phục tùng vua cha vô điều kiện. Điều này giúp Càn Long bảo vệ quyền lực của mình ngay cả khi đã nhường ngôi.

Cứ như vậy, Vĩnh Diễm danh chính ngôn thuận trở thành người nối nghiệp của Càn Long, sử cũ gọi là Gia Khánh Đế. Thời kỳ cực thịnh Khang - Càn thịnh thế cũng chấm dứt kể từ khi vị vua này lên ngôi.

Chỉ tiếc rằng, Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ mất khi đương độ tráng niên. Nếu ông không qua đời vì bạo bệnh, lịch sử vương triều Đại Thanh rất có thể sẽ được thay đổi.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news