Tin mới

"Đừng nghĩ cứ phải rêu phong mới là cổ kính"

Thứ ba, 10/01/2017, 15:38 (GMT+7)

Những ngày gần đây, việc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), bất ngờ thay màu áo mới khi một số hạng mục được phủ một màu trắng xám bởi nước vôi mới, điều này đã khiến di tích này bị cảm giác không còn cổ kính rêu phong như cũ.

Những ngày gần đây, việc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), bất ngờ thay màu áo mới khi một số hạng mục được phủ một màu trắng xám bởi nước vôi mới, điều này đã khiến di tích này bị cảm giác không còn cổ kính rêu phong như cũ.

Văn Miếu môn khi chưa sơn mới. Ảnh: Dulich.vn

Còn nhớ hồi năm 2015, việc Nhà hát lớn Hà Nội được sơn một lớp sơn mới vàng rực, khác hẳn màu vàng nhạt cũng đã làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi, phản đối. Nhiều người cho rằng việc bảo dưỡng, tu bổ các di tích lịch sử cần phải giữ nguyên trạng.

Nếu không tu bổ chẳng mấy chốc rêu phong, nấm mốc ăn mục các bức tường noi đây. Ảnh: Dulich.vn

Có lẽ do từ lâu chúng ta đã quá quen với hình ảnh rêu phong cổ kính xuất hiện tại nhiều khu di tích nên hình ảnh này gần như mặc định trong suy nghĩ của đa số mọi người. Đến khi chúng được khoác màu "áo mới" thì mọi người không quen và cảm thấy lạ lẫm.

Cố cung Gyeongbok một cung điện bề thế và là trung tâm của quần thể kiến trúc này cũng như là trung tâm chính trị của mấy trăm năm đế chế Triều Tiên xưa cũng trông như mới. Ảnh: Internet

Nhưng mọi người lại quên mất rằng nếu như chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng không được đụng chạm gì đến di tích, thì theo thời gian và đặc biệt là khí hậu nóng ẩm, nắng nóng mưa nhiều nhu ở nước ta không sớm thì muộn những bức tường đó sẽ bong tróc, rơi rụng mảng miếng và sẽ sập.

Để Vạn lý trường thành còn mãi với thời gian sau 2000 năm, nhiều đoạn tường thành cũng được chính quyền TQ xây mới. Ảnh: Internet

Những bức tường mang màu cổ kính cũng là do thời gian, nắng mưa, nấm mốc, rêu phong phủ lên thôi. Bây giờ sơn mới nhìn nó không quen nhưng dần dần theo thời gian rồi nó sẽ lại trở thành cổ kính.

"Không thể ích kỷ, không chăm sóc di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám để rồi nó dần dần trở thành phế tích. Căn nhà của bạn hay cái xe bạn đi...  phải luôn luôn được bảo dưỡng, sửa chữa thì mới lâu bền, di tích cũng vậy" - một bạn đọc ý kiến. 

Thiên An môn tại Trung Quốc vẫn cổ kính dù không thấy màu "rêu phong".

Có lẽ chúng ta nên dần làm quen với thay đổi, đừng nghĩ cứ phải "rêu phong" mới "cổ kính". Cổ kính hay truyền thống là do biết gìn giữ tu tại mà có. Việc gìn giữ công trình của cha ông thì phải thướng xuyên có sự "vôi ve" ở mức cần thiết, tránh cho công trình bị bị "phong" hóa bởi "rêu" mà hư hỏng.

Nếu chúng ta cho rằng việc sơn mới làm mất đi vẻ trang nghiêm. Vậy thì cứ để cho nó xuống cấp hư hỏng rồi đến khi đổ sập thì liệu lúc ấy còn có ai tranh luận nữa không?.

Các công trình cổ của nhiều nước trên thế giới cũng chẳng cần nhuốm "màu rêu phong", nhưng vẫn được ghi nhận. "Rêu phong" là do người ta không bảo trì chăm sóc thường xuyên mà ra, không có gì đáng tự hào.

"Cổ kính là ở cái kiến trúc rồi, không nhất thiết phải rêu bụi bám đầy tường thì mới có giá trị lịch sử. Đừng nghĩ cứ phải rêu phong mới là cổ kính", một kiến trúc sư nói. 

Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, đây là công tác vệ sinh chống xuống cấp các hạng mục trong di tích và đã được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội.

Đợt tu bổ lần này, nhiều hạng mục tại di tích được vệ sinh chống xuống cấp, trong đó, các cấu kiện gỗ được vệ sinh, sơn son thiếp bạc, phủ hoàn kim lại Bái đường, Hậu cung khu Văn Miếu, quét vôi trám hóa bề mặt một số hạng mục tiêu biểu (Đại Trung Môn, giếng Thiên Quang, nhà bia tiến sỹ, các cổng ngách) và tường ngăn di tích.

Vật liệu được quét phủ lên các hạng mục tiêu biểu là vôi trộn lẫn với than bùn. Trước khi quét phủ vôi pha than bùn, các chuyên gia bảo tồn đã tẩy sạch rêu mốc. Chỉ một thời gian ngắn nữa, có thể qua Tết Nguyên đán, màu vôi này sẽ trở nên xám hơn.

Đức Hòa 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news