Ngày 30/7, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ với con vắt nằm sâu trong khí quản.
Theo tin từ báo Người lao động và Bình Định, bệnh nhân là một người phụ nữ 58 tuổi, tên Đinh Thị A Lơi, trú ở một làng đồng bào dân tộc Bân thuộc địa phận huyện Kông Chro (Gia Lai).
Chị được đưa tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định vào lúc 12h50’ trong tình trạng bị đau rát ở cổ họng và đi kèm với khó thở.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ Khoa Nội Tiêu hóa tại đây đã nghi ngờ bệnh nhân có dị vật vướng ở đường tiên hóa hoặc hô hấp. Ngay lập tức bệnh nhận được chỉ định chuẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp nội soi. Bằng phương pháp này đã nhanh chóng phát hiện ra một con vắt có chiều dài 10cm nằm sâu trong dây âm khí quản.
Sau khi con vắt được gắp ra thành công, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định lại bình thường nên được xuất viện ngay trong ngày.
Được biết hiện tượng vắt chui vào khí quản của người phụ nữ này rất có thể là do khi lên rừng làm nương rẫy, chị đã uống nước ở khe suối, đây vốn là một tập quán sinh hoạt còn tồn tại trong đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Vắt, đỉa,… thường sống ở các khe suối, khi người uống nước tại đây, những sinh vật này sẽ chui vào các khoang mũi, họng, thanh, khí, phế quản và sống kí sinh trong đó. Khi mới chui vào, kích thước của chúng chỉ vào mm vì thế mà mắt thường nếu không để ý sẽ rất khó phát hiện. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chúng sẽ lớn rất nhanh vì hút máu của vật chủ.
Việc gắp được đỉa, vắt trong vòm họng, thanh quản, phế quan,.. của người dân miền núi là rất phổ biến. Các bác sĩ khuyến cái người dân đi rừng không nên uống nước khe suối. Khi gặp các triệu chứng như ho ra máu, tức ngực, khó thở, cổ nhiều đờm thì phải đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Thu Hằng (Tổng hợp)