Gừng có vô vàn Công dụng trong chữa bệnh
Gừng là thứ gia vị quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Hơn nữa đây cũng là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm sinh thái, công dụng và cách dùng của vị thuốc thuốc này qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm sinh thái của gừng
Gừng lại cây thuộc thân thảo, mọc thẳng với chiều cao trung bình khoảng 1m.
Thân rễ (củ) mập, mọng thịt, có thể làm nhiều nhánh nhỏ. Một số củ có hình dáng tương tự như bàn tay sưng phồng. Vỏ ngoài củ màu nâu, ruột bên trong màu vàng nhạt, chắc, có xớ, mùi nồng cay.
Chồi lá mọc ra từ thân rễ. Nhiều bẹ lá quấn chặt với nhau tạo thành thân giả, lưỡi bẹ dạng màng, có chiều dài khoảng 2-10mm, chia làm 2 thùy.
Lá gừng màu xanh lục, hình mác, thường không có cuống hoặc nếu có sẽ rất ngắn. Mỗi lá có bề dài khoảng 15-30cm, bề ngang khoảng 2-2,5cm và nhọn ở phần đỉnh và đáy. Các lá mọc so le với nhau. Một số lá khi còn non có thể có lông tơ nhưng sau lại nhẵn nhụi. Ngoài ra, còn có lá bắc hình trứng, màu xanh lục nhạt, đôi khi ở mép có màu ánh vàng.
Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào khoảng tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15-30cm. Cành hoa có hình dạng giống như bông thóc hình trứng hay hình trụ. Đài hoa như thủy tinh, chiều dài từ 1-2,5cm. Trong khi đó, tràng hoa có ống dài từ 2-2,5cm, có các màu xanh lục ánh vàng, màu trắng hoặc vàng . Nhị hoa màu tím sẫm, có phấn màu trắng. Khi mới phát triển, lá bắc con có hình ống, màu xanh lục nhưng nhạt màu.
Gừng có tuyến mật dạng thuôn dài.
Gừng là cây ưa thời tiết nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành, từ miền núi đến đồng bằng và hải đảo. Cây này ưa nơi đất ẩm và có ánh sáng.
Công dụng của gừng
- Gừng giúp giảm đau xương khớp,
- Ăn gừng thường xuyên phòng chữa sỏi mật.
- Kéo dài tuổi thọ.
- Giảm nguy cơ bệnh Alzheimer
- Giúp giải tỏa căng thẳng.
Một số bài thuốc từ gừng tươi
Điều trị cảm mạo, phong hàn: Sử dụng gừng tươi băm nhuyễn kết hợp đường đem. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống.
Trị ho đàm loãng do lanh: Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống.
Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh: Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút.
Đắp chỗ đau, chấn thương: Sử dụng lượng gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến.
Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh. Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.
Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.
Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ bệnh tình và hướng điều trị phù hợp hãy đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám
Ảnh: Tổng hợp