GS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng TP nên triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà thay vì điều trị tại trạm y tế lưu động. "Trạm y tế lưu động để thu dung, điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng, tức là hàng ngày đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, phát thuốc và phục vụ ăn uống. Chức năng gần giống với khu cách ly tập trung thì không phù hợp với tính chất của trạm y tế lưu động", ông Hùng nói.
GS.TS Nguyễn Việt Hùng đề xuất nơi tiếp nhận, cấp cứu ban đầu cho trường hợp mắc Covid-19 cần can thiệp y tế, cần được thở oxy sẽ là trạm y tế lưu động. Còn đối với F0 không có triệu chứng khỏe mạnh thì TP nên cho họ tự điều trị, cách ly tại nhà.
Ông cho biết thêm với tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cao như hiện nay, Hà Nội có thể mạnh dạn áp dụng chính sách điều trị F0 không triệu chứng ngay tại nhà giúp bệnh viện, cơ sở y tế tiết kiệm nguồn lực.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) cho biết: "Dồn F0 vào trạm y tế lưu động tăng gánh nặng cho ngành y tế. Với hàng trăm xã, phường mà lực lượng y tế lại quá mỏng thì không thể dàn trải ra hết các trạm y tế lưu động được. Vật tư, máy móc cũng khó có thể đảm bảo đầy đủ để hoạt động hết công suất"
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cho rằng việc tiêm phủ 2 mũi sẽ giúp F0 nhẹ, không triệu chứng tăng cao. Nếu để họ vào khu cách ly sẽ gây lãng phí nguồn lực, giảm căng thẳng cho người bệnh. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp dụng phương pháp này. Việc điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà sẽ phù hợp với diễn biến dịch hiện tại cũng như quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.
>>> XEM THÊM; Hà Nội: Phân bổ 103.920 liều vắc-xin AstraZeneca, những đối tượng nào được sử dụng?
Ảnh: Báo Người Lao Động,Internet