Halloween 2015 là ngày gì đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những năm gần đây lễ hội Halloween càng trở nên phố biến tại các nước châu Á và Việt Nam. Nhiều người mong chờ vào chào đón lễ hội Halloween vào thời điểm cuối tháng 10. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Halloween không phải ai cũng biết.
Lễ hội Halloween 2015 là ngày nào ? |
Halloween là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch hàng năm. Đây là sự pha trộn giữa những lễ nghi tôn giáo và những tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Qua thời gian, nó đã trở thành một ngày lễ hội lớn và phổ biến trên toàn thế giới.
Halloween 2015 là ngày gì?
Halloween là một lễ hội hóa trang, là ngày mà các bạn trẻ trên khắp mọi miền tổ quốc sẽ hóa trang thành các nhân vật kì quái, kì dị đi đến gõ cửa từng nhà để xin kẹo bánh.
Ngày halloween là ngày 31 tháng 10 hàng năm và các hoạt động vui chơi sẽ được tổ chức bắt đầu từ đêm 30 tháng 10 hàng năm.
Các cuộc vui chơi trong ngày lễ Halloween thường bắt đầu từ những câu chuyện ma quỷ phù thủy và những chuyện may rủi trong cuộc sống...
Nguồn gốc ngày lễ Halloween
Lễ hội Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celt. Ảnh nguồn: Internet |
Lễ hội Halloween bắt nguồn từ dân tộc Celt, đây là một dân tộc sống cách nay đến 2.000 năm trên vùng đất thuộc Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp thời bấy giờ.
Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương lịch, do đó họ tổ chức một lễ hội vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lĩnh đã quá cố là Samhain.
Thời điểm tổ chức lễ hội cũng là thời gian báo hiệu mùa lạnh đang đến, của những ngày tối tăm thường liên kết với sự tàn tạ và cái chết của loài người.
Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôn đó.Halloween đã đến Mỹ từ do những người di dân đầu tiên, đa số là đến từ Anh Quốc. Họ đã đem qua Mỹ nhiều phong tục khác nhau, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đến mãi thập niên 1800, lễ hội mới trở thành tục lệ và được nhiều người hưởng ứng.
Ở nước Anh, lễ hội Halloween được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night tức là đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây.
Đây là ngày những người đã chết được trở lại trần gian. Ảnh nguồn: Internet |
Một truyền thuyết khác lại cho rằng, nguồn gốc của ngày lễ Halloween bắt nguồn từ một người tên Jack. Jack là một anh chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do lúc sống, anh ta vốn là người tham lam, bủn xỉn và thường cất giấu tiền bạc, không bố thí cho bất kỳ ai.Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.
Mặt khác, lúc sống anh cũng chơi đùa với ma quỷ nên khi chết ma quỷ cũng không bắt anh. Một hôm có con quỷ đến quấy phá vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người dân đã đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến yểm và khóa các cửa ra vào. Thế là con quỷ bị bắt và Jack nhận ra đó là con quỷ hay chơi đùa với mình. Jack đã tìm cách gỡ vật yểm và mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, con quỷ hứa sẽ không bắt hồn Jack về địa ngục. Do đó, khi Jack bị tai nạn, hồn Jack bị thiên đường từ chối. Jack tìm đến địa ngục nhưng quỷ không cho vào. Thấy Jack khổ sở, quỷ bèn lấy ít than hồng vào địa ngục cho vào một quả bí ngô để cho Jack sưởi ấm.
Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack đã phải đục thủng quả bí ngô để lửa có thể soi sáng đường đi. Jack cứ lang thang đợi đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.
Ý nghĩa ngày lễ Halloween
Đối với các xã hội Âu, Mỹ, ngày lễ Halloween trở thành lễ hội vui chơi hàng năm của trẻ em và người lớn.
Biểu tượng chính của Halloween chính là chiếc đèn lồng bí ngô khắc hình thù khuôn mặt lên đó. Hành động và cuộc đời Jack đã trở thành những kinh nghiệm của tuổi trẻ để rút ra những bài học làm người sâu sắc.
Đó là không nên sống tham lam, bủn xỉn và keo kiệt. Phải có lòng từ bi, bác ái, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.Không nên chơi đùa với ma quỷ hay nói cách khác là không làm những trò lừa lọc, không đi vào những con đường tội lỗi.
Ngày lễ Halloween mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Ảnh nguồn: Internet |
Câu chuyện và cuộc đời Jack mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Khi sống là một người cô đơn còn khi chết không được nơi nào đón nhận.
Ngày lễ Halloween đã dành cho Jack một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày lễ này, người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có thể trà trộn vào vui chơi thoải mái. Đây là một trong những ý nghĩa nhân bản nhất của ngày lễ Halloween.
Biểu tượng của ngày Halloween :
Quả bí ngô đã trở thành một biểu tượng nổi bật nhất của lễ hội Halloween. Chính vì thế ngành kinh doanh bí ngô đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, mang lại vụ mùa giá trị hằng năm cho nông dân ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Bắc Ireland, Úc....khi vào mùa lễ Halloween.
Theo một thần thoại của người Ai Len, Jack-O`-Lantern là biệt hiệu của một gã tên Jack. Anh chàng này rất lém lỉnh, rắn mắt, chỉ thích đi lừa người khác. Gặp ai gã cũng lừa và quỷ cũng chẳng chừa. Một lần Jack lừa một con quỷ trèo lên cây sau khi nó định cướp lấy linh hồn của Jack. Quỷ trèo lên cây rồi, Jack khắc hình thánh giá quanh thân cây. Quỷ không thể trèo xuống vì nó rất sợ hình chữ thập, thế là quỷ bắt đầu van xin. Nó thề sẽ không bao giờ cướp linh hồn Jack nữa nếu gã chịu xóa hết các hình thánh giá trên cây để nó leo xuống. Thỏa thuận được móc ngoéo và chuyện tạm dừng ở đấy.
Thế rồi cuối cùng quỷ cũng bắt được linh hồn của Jack. Jack chết, thiên đường không mở cửa cho gã bởi quá khứ toàn đi lừa người thế là gã lủi thủi đi xuống địa ngục. Nhưng khi tới cổng địa ngục, quỷ nhận ra Jack và nhớ tới thỏa thuận khi xưa nên Jack không được vào trú ngụ. Thế là linh hồn của Jack chẳng còn nơi định cư và cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Cứ phải quờ quạng trong đêm tối, Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho anh chàng hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Và Jack lấy một củ cải đỏ (turnip) đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, bên trong đặt hòn than. Và cứ thế mà Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay...
Truyền thống này đã được đổi khi những di dân từ Ailen và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ). Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá, hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween (a symbol for Halloween) là bắt nguồn như thế.
Truyền Thuyết Về Halloween
Những truyền thuyết khác về ngày Halloween...
Sử gia Nicholas Rogers, người đã khám phá nguồn gốc của ngày Halloween, lưu ý rằng trong khi "một số nhà nghiên cứu văn học dân gian đã phát hiện nguồn gốc của nó trong lễ La Mã của Pomona, nữ thần của trái cây và hạt giống, hoặc trong ngày lễ của người chết gọi là Parentalia, nó rõ ràng có liên quan đến các lễ hội Celtic của Samhain, mà ban đầu được gọi là Samuin (phát âm là sow-an hoặc sow-in) ". Tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Ailen cổ và có nghĩa là "kết thúc mùa hè". [1] Một lễ hội tương tự đã được tổ chức bởi những người Anh cổ đại và được biết đến như Calan Gaeaf (phát âm là Kálan Gái av). Snap-Apple Night bởi Daniel Maclise hiển thị một bên Halloween ở Blarney, Ireland, vào năm 1832. Các trẻ em trên bob quyền cho táo. Một cặp vợ chồng ở trung tâm chơi một biến thể, có liên quan đến việc lấy một quả táo treo từ một chuỗi. Các cặp vợ chồng tại lễ hội chơi games.Lễ hội Samhain kỷ niệm kết thúc "nửa sáng" của năm và bắt đầu của "nửa tối", và đôi khi được coi là "Năm Celtic mới". The Celts cổ xưa tin rằng biên giới giữa thế giới này và các thế giới khác trở thành mỏng trên Samhain, cho phép những linh hồn (cả hai loại vô hại và có hại) để đi qua. Linh hồn của gia đình, ông bà tổ tiên đã được vinh danh và mời nhà trong khi tinh thần độc hại đã được ngăn chặn. Người ta tin rằng sự cần thiết để tránh khỏi những linh hồn tà ác dẫn đến việc mặc trang phục và mặt nạ. Mục đích của họ là để ngụy trang mình như là một linh hồn tà ác và do đó tránh tổn hại. Ở Scotland các linh hồn đã mạo nhận bởi những người đàn ông trẻ mặc áo trắng đeo mặt nạ, che khuất hoặc bôi đen khuôn mặt. Samhain cũng là một thời gian để dự trữ thực phẩm và gia súc giết mổ cho các cửa hàng mùa đông. Đống lửa hội đóng góp một phần lớn trong các lễ hội. Tất cả các đống lửa khác bị dập tắt và mỗi nhà thắp sáng lò sưởi của họ từ lửa trại. Các xương gia súc giết mổ đã được ném vào đống lửa hội. Đôi khi hai đống lửa sẽ được nhóm gần nhau, và mọi người cùng gia súc của họ sẽ đi bộ giữa chúng như là một nghi lễ tẩy rửa. Một tập tục phổ biến là bói toán, thường liên quan đến việc sử dụng thực phẩm và đồ uống.
Truyền thuyết về ngày Halloween |
Phong cách trang điểm ngày Halloween :
Halloween là dịp lý tưởng để bạn thỏa sức trổ tài hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích, đồng thời sáng tạo ra nhiều cách “biến hóa” “đẹp lạ” nhằm hút hồn người đối diện.
Cách trang điểm kỳ dị ngày Halloween |
Những loại trang phục Halloween
Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,... Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng và bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.
Những trang phục Halloween truyền thống như phù thủy, người nhện, người dơi được bày bán với mức giá trung bình từ 200k-500k.Những trang phục Halloweeen được bày bán rất nhiều trên các con phố bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng và có được món đồ cho buổi tối Halloween thật ý nghĩa.
Minh Di (tổng hợp)