Tin mới

Hành trình thâm nhập Triều Tiên hé lộ câu chuyện thực đằng sau những đồn đoán

Thứ tư, 11/10/2017, 19:53 (GMT+7)

Cuộc sống và suy nghĩ của người Triều Tiên được lột tả một cách chân thực đến bất ngờ qua ngòi bút, hình ảnh và video đặc sắc, sinh động của ba phóng viên người Mỹ.

Cuộc sống và suy nghĩ của người Triều Tiên được lột tả một cách chân thực đến bất ngờ qua ngòi bút, hình ảnh và video đặc sắc, sinh động của ba phóng viên người Mỹ.

Triều Tiên là đất nước luôn sẵn sàng cho chiến tranh. Vì sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này thường xuyên đe dọa Mỹ và các đồng minh rằng họ có thể châm ngòi cho cuộc chiến bất cứ lúc nào. Cuộc sống ở Triều Tiên cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất trên thế giới.

Bài viết dưới đây là kết quả của cuộc hành trình kéo dài 15 ngày đến Triều Tiên trong tháng 6 vừa qua của bộ ba phóng viên CNN (Mỹ) Will Ripley, Tim Schwarz và Justin Robertson. 

Dù bị chính quyền địa phương theo dõi sát sao nhưng các phóng viên vẫn xâm nhập và khai thác sâu vào cuộc sống thực sự của người dân Triều Tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng và nhiều vùng khác của nước này.

Qua những cuộc trò chuyện với người dân bản địa, họ tìm được lý giải cho câu hỏi vì sao Triều Tiên không ưa Mỹ, người dân Triều Tiên ngưỡng mộ gia đình lãnh đạo Kim Jong Un là do đâu.

Trẻ em Triều Tiên

Nhắc đến , người ta nhớ đến tên lửa đạn đạo, đầu đạn hạt nhân, những cuộc diễu hành quân sự lớn và nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un. 

Nhưng ở Wonsan, một thành phố ở bờ biển phía đông Triều Tiên, chúng tôi thấy nhiều điều bất ngờ.

Học sinh Triều Tiên.

Không giống như trẻ em phương Tây, những đứa trẻ 14, 15 tuổi ở đây không nghĩ rằng chúng đang chơi game (bắn súng) mà đang chuẩn bị cho cuộc sống thực. Hầu hết các học sinh cả nam và nữ đều phục vụ trong quân đội khi vừa mới lớn, như ông bà và bố mẹ của chúng.

Tôi hỏi một cậu bé về điểm thích nhất trong trò chơi, em đáp đó là lúc tiêu diệt quân thù. Tôi hỏi thêm ai là kẻ thù thì nhận được câu trả lời lạnh sống lưng: "Người Mỹ".

Cảm tình không tốt về Mỹ bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên, chia cắt hai miền Nam – Bắc những năm 1950, cướp đi sinh mạng của 3 triệu người Triều Tiên, hầu hết là dân thường vô tội. Cuộc sống ở Triều Tiên và Hàn Quốc cho đến nay rất khác biệt, trong đó, Hàn Quốc được Mỹ hậu thuẫn.

Khi cầm súng giả, những đứa trẻ 14, 15 tuổi ở Triều Tiên nghĩ rằng chúng đang chuẩn bị cho cuộc sống thực. 

Các em học sinh nói rằng trong tương lai, chúng muốn gia nhập quân đội để chiến đấu chống "kẻ thù Mỹ". Thậm chí, nhiều em còn dùng từ ngữ nặng nề để chỉ cuộc tranh đấu với người Mỹ trong hình dung của mình.

Khi hỏi nếu tôi là người Mỹ, các em có bắn không, tất cả đều rất nhanh chóng đồng thanh: "", nhưng sau đó lại dịu giọng cho rằng còn tùy xem tôi là người tốt hay xấu. Tôi khẳng định mình là một người Mỹ tốt và cuối cùng các em nói không bắn.

Đó là nghịch lý ở Triều Tiên – những cậu bé nói ghét đất nước của tôi nhưng lại nở nụ cười, thể hiện sự thân thiện và lịch sự.

Trẻ em Triều Tiên cũng giống trẻ em Mỹ, thích chơi game và yêu thể thao. Triều Tiên có khoảng 5 triệu trẻ em dưới 14 tuổi, chúng sống vì tập thể chứ không phải vì thành tích cá nhân. 

Trẻ em Triều Tiên vui đùa trên bãi biển. 

Trong đợt sinh hoạt kéo dài 2 tuần ở Trại đào tạo Quốc tế dành cho Trẻ em, cơ sở đào tạo kĩ năng mềm chất lượng nhất cả nước, tinh thần làm việc nhóm của các em được thể hiện rất rõ.

Điều ấn tượng đầu tiên khi bước vào trại tập huấn là bức tượng các em nhỏ hồ khởi vây quanh lãnh đạo quá cố của Triều Tiên – ông Kim Il Sung và con trai Kim Jong Il. Các lãnh đạo Triều Tiên họ Kim được coi là biểu tượng quốc gia, tượng của họ được đặt khắp cả nước.

Đoàn kết là tinh thần mà trẻ em Triều Tiên đề cao.

Chae Jin Song, một học sinh Triều Tiên, gọi lãnh đạo Kim Jong Un là "cha" vì ông Kim cho em thứ tình yêu mà cha mẹ ruột không thể mang lại.

"Cháu sẽ trở thành một thành viên thực thụ của đội thiếu niên, học tập tốt hơn để đền đáp tình yêu của lãnh tụ đáng kính Kim Jong Un", Song khẳng định.

Chúng là tương lai của Triều Tiên. Không hoài nghi, không bất đồng quan điểm, không thắc mắc. Chỉ trung thành hết cả đời.

Wonsan, thành phố của hải sản và tên lửa

Một từ để miêu tả hành trình về Wonsan, cách Bình Nhưỡng hơn 200km về phía đông: Xóc. Chuyến đi kéo dài gần 5 tiếng với rất nhiều lần gián đoạn, mỗi lần chừng 20 phút vì những đoạn đường đang thi công phía trước.

Ở một nơi với phong cảnh ấn tượng, núi non hùng vĩ, rừng rậm và các trị trấn nhỏ xung quanh, tôi tự hỏi cộng đồng người ở những khu vực hẻo lánh thế này sống ra sao.

Wonsan là thành phố lớn thứ 5 của Triều Tiên, nổi tiếng trong mắt du khách với nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những địa điểm đặt tên lửa chủ yếu của nước này.

Không khí ở thành phố biển Wonsan.

Triều Tiên nhiều lần thử hạt nhân bất chấp nỗ lực kiềm chế của Mỹ và các nước đồng minh. Mỗi lần như vậy, Triều Tiên như muốn gửi thông điệp cho người dân của nước mình và toàn thể thế giới rằng đây là chiến lược phòng vệ của lãnh đạo Kim Jong Un trước các thế lực bên ngoài. 

Nhưng đôi khi ở Wonsan, người ta dễ dàng quên đi tất cả những điều đó khi hòa mình vào công việc đánh cá. Tôi hỏi ông Kim Un Taek, một người đã về hưu, xem ông sống ở đây như thế nào. Ông đáp rất tốt vì có không khí sạch từ biển.

Tôi bảo thành phố của ông rất nổi tiếng trên thế giới vì là điểm phóng tên lửa và ông Kim cũng nhận thức rõ điều đó. "Ồ, tôi thấy chứ. Rất tuyệt. Tôi đã nhìn thấy nó được phóng đi". Với ông, việc phóng những tên lửa như thế này lên bầu trời là niềm tự hào.

Ông Kim Un Taek khẳng định đã nhìn thấy cảnh phóng tên lửa từ Wonsan.

Tuy nhiên, ông Kim cũng như nhiều người dân khác ở đây để không hiểu tại sao Mỹ lại cảm thấy bị đe dọa bởi những chương trình tên lửa của Triều Tiên.

Kết thúc hành trình đến Wonsan, chúng tôi ăn tối với loại gà lôi đỏ cùng người dân địa phương, không ai cảm thấy khó chịu khi phải ăn dưới ánh đèn pin.

Những cánh đồng quê và tin tức giả mạo

Tỉnh North Hwanghae, cách thủ đô Bình Nhưỡng 64 km về phía nam là vùng thuần nông, không có những yếu tố nhạy cảm như ở Wonsan hay khu vực phi quân sự DMZ ngăn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Nhưng tại sao việc xin phép vào làng lại gặp khó khăn và những người dẫn đường cho chúng tôi lại liên tục nhắc cẩn thận khi phỏng vấn người dân ở đây?

Vì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất ở Triều Tiên, quốc gia vẫn còn đang chật vật với việc cung cấp lương thực cho người dân. 

Đồi núi gần như bao phủ toàn bộ diện tích Triều Tiên trong khi đất đai nông nghiệp rất ít. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng đang phải đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần hai thập kỷ qua.

Người nông dân ở tỉnh North Hwanghae.

Đa phần người dân ở đây đều coi thịt bò, thịt gà và thịt lợn là những món ăn xa xỉ khó mà có được. Họ thường chỉ ăn cải thảo muối (kimchi), cơm hay cháo mà thôi.

Khi chúng tôi đến đây, cánh đồng vắng tanh, thưa thớt vài người nông dân. Một trong số đó là chị Yun Myong Gum, 38 tuổi. Đôi bàn tay chai sạn như bằng chứng cho 10 năm làm nông vất vả của người phụ nữ này. Dù vậy, cách chị nói về cuộc sống đầy tính triết lý.

"Có việc vì mà không vất vả? Đối với những người nông dân như chúng tôi, điều đẹp đẽ nhất chính là chăm chút cho vùng đất của mình", chị chia sẻ.

"Tôi muốn đến Mỹ", Yun nói trước khi rớt nước mắt. "Tôi muốn xem ác cảm giữa người Mỹ và Triều Tiên đích thực là như thế nào?"

Những gì chị nói khác hẳn với nụ cười và vẻ mặt thân thiện dễ thấy. Chị bắt tay tôi rất chặt đồng thời mời tôi quay lại đây và cùng thu hoạch khi vào mùa.

"Tôi không nghĩ người Mỹ xấu, tôi chỉ lên án chính phủ của họ thôi", chị giải thích.

Sau đó, chúng tôi được ăn trưa cùng một gia đình trong làng (gia đình này đã được chọn lựa kĩ lưỡng trước khi giới thiệu với phóng viên).

Đó là bữa ăn với các thực phẩm tự cung từ mảnh sân trước nhà. Trứng vịt, đậu xanh, cơm được gói trong lá rau diếp với tỏi và ớt. Đơn giản, lành mạnh và ngon miệng.

Bữa trưa của phóng viên tại nhà một người dân địa phương.

Tôi đã hỏi chủ nhà, ông Kim Gyo Son, về nạn đói kinh hoàng những năm 1990, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. "Chúng tôi đã ăn vỏ cây sau khi lên núi tìm thức ăn (mà không thấy) và tự hỏi không biết còn chịu đựng như thế này đến bao giờ", ông Kim hồi tưởng.

Dẫu vậy, ông bảo nạn đói không còn đe dọa người dân nữa. "Chúng tôi có gạo và tiền để sống hàng năm. Ngôi nhà này cũng thế, tôi được cấp miến phí đấy", ông nói.

Sau bữa trưa, ông Kim dẫn tôi đi thăm ngôi nhà nhỏ, hai tầng, xây bằng bê tông của ông. Từ vườn rau và cái giếng nhỏ nằm trước sân, đến cái bếp đều giản đơn và các buồng trong nhà thì chỉ chứa vài đồ đạc.

Bên trong căn nhà của ông Kim.

Trong phòng khách, ông Kim đặt đầu đĩa và tivi để xem các chương trình nấu ăn và cuộc sống, nghe nhạc rồi xem phim, nhưng dĩ nhiên không có chương trình nào của phương Tây. 

Cũng như bao người Triều Tiên khác, ông Kim treo ảnh của những vị lãnh tụ quá cố ở chỗ dễ nhìn thấy. Ông vẫn thường xuyên đọc báo.

Tôi hỏi ông có biết Tổng thống (Donald) Trump không, ông nói có cách nhìn nhận riêng về nhân vật này qua báo chí.

Ông Kim nói về những tin tức trên báo chí chính thống.

"Tôi nghĩ ông ấy bốc đồng và không bình tĩnh. Do vậy mà ông ta đánh mất lòng tin ở người Mỹ", ông nhận xét. "Tôi tin một 100% (vào tờ báo chính thống của Triều Tiên – Rodong Sinmun)". 

Nếu hỏi bất cứ người dân nào ở đây thì cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự - không có chuyện tờ báo chính thống của nhà nước đăng tin sai lệch.

Mua điện thoại thông minh ở Bình Nhưỡng

Thủ đô Triều Tiên là bộ mặt quốc gia, là nơi có những màn biểu diễn công phu được thực hiện bởi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, là nơi dân chúng được kỳ vọng và ưu ái nhất. 

Đây cũng là nơi phụ nữ đứng vẫy cờ động viên đồng bào làm việc chăm chỉ mỗi sáng. Kỷ luật, cống hiến và hăng hái là những phẩm chất mà 3 triệu người Bình Nhưỡng luôn cố gắng phấn đấu.

Quang cảnh mỗi sáng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Trên phố Ryomyong, chúng tôi tìm thấy cửa hàng điện thoại thông minh phiên bản Triều Tiên có tên Arirang. Quản lý cửa hàng cho biết họ là một trong ba cơ sở sản xuất điện thoại di động có doanh số bán hàng cao nhất Triều Tiên.

Khi được hỏi vì sao người dân ở đây có thể mua điện thoại với mức giá khoảng 350 USD (gần 8 triệu đồng), người bán hàng lý giải vì mức sống của người dân đã tăng lên.

Thu nhập trung bình mỗi năm của người Triều Tiên là từ 1.000 đến 2.000 USD (22 đến hơn 44 triệu đồng), hay từ 3 đến 5 USD (60 đến hơn 100 nghìn đồng) mỗi ngày. Theo thống kê của ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, kinh tế Triều Tiên đã tăng trưởng gần 4% vào năm 2016. 

Có thể đây cũng là lý do khiến nhiều người Triều Tiên mua điện thoại thông mình, máy tính bảng, loa có chất lượng âm thanh tốt và những màn hình tivi với độ nét cao.

Người Triều Tiên có thể dùng tất cả các chức năng trên điện thoại ngoại trừ việc truy cập internet. Họ chỉ được phép dùng mạng nội bộ do nhà nước kiểm soát.

Bên trong một cửa hàng bán điện thoại thông minh ở Bình Nhưỡng.

Tôi nghe nói Triều Tiên có kênh tìm kiếm riêng, tương tự như Google, chỉ hiển thị những nội dung mà chính phủ phê duyệt. Tương tự, họ cũng có mạng xã hội riêng giống Facebook, thậm chí là cả phần mềm hẹn hò trực tuyến.

Sau đó chúng tôi tới một cửa hàng tạp hóa. Hầu hết đồ dùng ở đây đều là sản phẩm nội địa. Dù bị cộng đồng quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt, Triều Tiên vẫn bày bán nhiều thương phẩm Trung Quốc.

Thậm chí chúng tôi còn thử sữa lắc và đồ chiên kiểu Pháp ở đây, trông bao bì tựa như của McDonald, vị cũng ổn.

Kinh tế được cải thiện đồng nghĩa với việc người Triều Tiên có nhiều lựa chọn giải trí hơn. Chúng tôi bắt gặp môt nhóm công nhân đang đi dã ngoại và hát karaoke trong rừng. Họ còn vui vẻ mời chúng tôi tham gia. 

Các hoạt động vui chơi ngoài trời của công nhân Triều Tiên.

Đồ ăn của buổi dã ngoại.

Người ta thường nghĩ người Triều Tiên làm việc vất vả mà không hề biết họ chơi cũng rất hết mình.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news