Khi nhắc tới cối xay gió nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Hà Lan, tuy nhiên hệ thống cối xay gió ở xứ sỏ hoa tulip chỉ có cách đây hơn 300 năm tuổi. Còn hệ thống cối xay gió lâu đời nhất trên thế giới lại thuộc về Nashtifan - một thành phố ở quận trung tâm, huyện Khaf, tỉnh Razavi Khorasan, Iran.
Nhìn từ xa, chúng trông giống như những cánh của gỗ xoay theo chiều gió, nhưng trên thực tế, đây là là hệ thống cối xay gió có trục thẳng đứng và được xây dựng từ gỗ, rơm và đất sét các đây hơn 1.000 năm.
Những chiếc cối xay gió đầu tiên được dựng lên ở Ba Tư, vào thế kỉ thứ 5 sau công nguyên được xem là lâu đời nhất. Đây là những cối xay gió có trục thẳng đứng được làm từ 6 đến 12 cánh quạt hình chữ nhật, được phủ thảm dệt bằng sậy hay vải và chúng đã được sử dụng tại nhà cũng như trong các ngành công nghiệp xay xát, mía và lúa mạch.
Trong nhiều thế kỷ, chúng được sử dụng để nghiền bột, cho tới năm 2002, những chiếc cối xay gió có tuổi đời hơn 1000 năm này của Nashtifan đã được Iran tuyên bố là Di sản Quốc gia.
Cối xay gió được thiết kế theo chiều ngang, tức trục thẳng đứng và tấm chắn gió xoay theo chiều ngang. Đây là tài liệu thiết kế được biết đến đầu tiên và không hiệu quả so với cối xay gió thẳng đứng cải tiến ngày nay, tức những cánh gió xoay theo chiều dọc.
Cho tới nay, dù đã có tuổi đời rất lớn, nhưng những chiếc cối xay gió này vẫn còn hoạt động bình thường.
Hiện có khoảng 30 chiếc cối xay gió nằm rải rác trong khu vực và trong số đó có chiều cao từ 15 đến 20 m. Những chiếc cối xay gió được dựng lên trong thị trấn được cho là có từ triều đại Safavid.