Theo Thanh Niên, trong vòng 1 tháng ra quân tổng kiểm tra, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, CSGT đã tổng kiểm soát 51.579 phương tiện, phát hiện 28.977 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Đợt tổng kiểm tra của CSGT trên toàn quốc đã kết kết thúc. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Thượng úy CSGT ở Thanh Hóa bị tước quân tịch vì sử dụng ma túy
Cụ thể, CSGT đã lập biên bản 2.563 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 25 trường hợp vi phạm về ma túy, 1.468 trường hợp đi vào đường cấm, 2.753 trường hợp vi phạm về dừng đỗ, 2.662 trường hợp vi phạm về mũ bảo hiểm... Đặc biệt, CSGT đã lập biên bản xử phạt 1.969 trường hợp điều khiển xe mà không có hoặc không mang theo bằng lái, 9 trường hợp lạng lách đánh võng buông hai tay, 4 trường hợp điều khiển xe chạy thành đoàn, chạy 1 bánh và 732 trường hợp không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe..
Các trường hợp về dừng đỗ và vi phạm về mũ bảo hiểm là những trường hợp bị xử phạt nhiều nhất tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên
Tổng số tiền xử lý vi phạm trong 1 tháng CSGT TP.HCM tổng kiểm soát là 18.513.329.000 đồng, tước quyền sử dụng 3.451 bằng lái xe, tạm giữ 4.793 xe vi phạm, trong đó 4.527 xe máy.
CSGT có được dừng xe kiểm tra các phương tiện sau khi hết đợt tổng kiểm tra?
Trả lời về câu hỏi này, Luật sư Phạm Thanh Hữu chia sẻ với VnExpress cho biết:
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, tuy hết đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc (từ 15/5 đến 14/6), cảnh sát giao thông vẫn được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
CSGT kiểm tra một tài xế lái xe tải. Ảnh: Kenh14
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc giám đốc gông an cấp tỉnh trở lên.
Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên.
Các loại giấy tờ mà người tham gia giao thông phải mang theo. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
>>> Xem thêm: CSGT dừng xe kiểm tra, sử dụng bảo hiểm xe máy 20.000 đồng có bị phạt không?
Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
Nhận tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Lực lượng CSGT ra quân làm nhiệm vụ. Ảnh: Internet
Căn cứ khoản 1 điều 12, việc dừng phương tiện trong các trường hợp nêu trên phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, điểm a khoản 1 điều 14, việc kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện gồm:
Giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.
Infographic về mức xử phạt nếu như thiếu các loại giấy tờ xe. Ảnh: Kinh Tế Đô Thị
>>> Xem thêm: CSGT dừng xe kiểm tra, người đi đường có được dùng bằng lái photo công chứng để thay thế?
Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.
Do đó, người dân khi tham gia giao thông cần mang đầy đủ giấy tờ theo quy định, cũng như tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như tránh được rủi ro pháp lý.