Tin mới

Hiện tượng bất ngờ sau khi đổ 12.000 tấn vỏ cam xuống khu bảo tồn thiên nhiên

Thứ hai, 28/08/2017, 15:06 (GMT+7)

Một công ty nước ép hoa quả đã huy động 1.000 chiếc xe tải, đổ xuống hơn 12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn xuống vùng đất này. Và "hậu quả" sau 19 năm khiến họ bất ngờ.

Một công ty nước ép hoa quả đã huy động 1.000 chiếc xe tải, đổ xuống hơn 12.000 tấn vỏ cam được nghiền nhuyễn xuống vùng đất này. Và "hậu quả" sau 19 năm khiến họ bất ngờ. 

12.000 tấn vỏ cam đã được đổ xuống vùng đất cằn cỗi này. Ảnh: internet

 

Năm 1997, 2 nhà sinh thái học Daniel Janzen và Winnie Hallwachs đã làm việc với công ty sản xuất nước ép cam ở Costa Rica và thực hiện một dự án táo bạo. Cả hai đã làm việc với địa phương và khu bảo tồn thiên nhiên ở phía tây bắc của nước này Área de Conservación Guanacaste, là nơi sẽ thực hiện dự án đó. Cuối cùng, địa phương cũng đồng ý cho công ty đổ 12.000 tấn vỏ cam nghiền nhuyễn xuống khu vực đất đai bạc màu mà không mất bất cứ khoản phí nào.

Và suốt hơn 1 thập kỳ không có bất cứ ai đến mảnh đất này. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ đánh dấu vài khu vực để trong tương lai có thể định vị và kiểm tra kết quả.

19 năm sau, họ phải mất rất nhiều thời gian để xác định được vị trí đổ vỏ cam. Ảnh: internet

Janzen đã phái chàng sinh viên mới ra trường Timothy Treuer để kiểm tra sau 16 năm. So sánh với vùng đồng cỏ hoang vắng, cằn cỗi gần đó, Treuer cho biết đó là một sự khác biệt hoàn toàn, hệt như “đêm và ngày”. “Thật khó để tin rằng sự khác biệt giữa 2 khu vực này là vỏ cam. Chúng trông như hệ sinh thái hoàn toàn khác nhau”, Treuer giải thích. 

Và 3 năm tiếp theo, Treuer cùng các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Princeton đã tập trung nghiên cứu vùng đất này. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy vỏ cam đã làm thay đổi khu vực này. Vùng được đổ vỏ cam có hàng chục loại thực vật khác nhau, phát triển mạnh mẽ, vùng còn lại chỉ có duy nhất 1 loài thực vật mà thôi.

Bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa 2 khu rừng. Ảnh: internet

Treuer tin rằng cách quản lý những phế phẩm như vỏ cam là chìa khóa để những cánh rừng như thế phát triển. Trong khi đó, phần lớn thế giới đang bị ngập trong rác thải. Ở Mỹ, có tới một nửa số sản phẩm ở Mỹ bị bỏ đi. Hầu hết đều kết thúc ở bãi rác.

Treuer phát biểu: “Chúng tôi không mong các công ty thải rác đầy ở những nơi như thế. Nếu được thải đi một cách khoa học, tôi nghĩ tiềm năng sẽ rất cao”.

Cuối cùng, nhờ vào 2 nhà khoa học cùng nguồn cảm hứng vỏ cam, sau 19 năm chờ đợi cuối cùng đã có kết quả thật bất ngờ. Mảnh đất cằn cỗi đã được hồi sinh. 

Quỳnh Chi (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news