Tin mới

Hòa Bình: Hai người chết vì ăn nấm độc

Thứ tư, 25/03/2015, 11:05 (GMT+7)

Khi nghi ngờ nấm chưa rõ nguồn gốc thì chúng ta không nên ăn. Tốt nhất chúng ta nên ăn những loại nấm chúng ta tự trồng như nấm rơm.

Khi nghi ngờ nấm chưa rõ nguồn gốc thì chúng ta không nên ăn. Tốt nhất chúng ta nên ăn những loại nấm chúng ta tự trồng như nấm rơm.

Hai con trai chị Vi Thị Hiên  (Mai Châu, Hòa Bình) đang phải cấp cứu tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), phải lọc máu để giành giật sự sống, chồng và con dâu chị đã tử vong vì trước đó ăn nấm độc. Nguyên nhân là cả nhà đã ăn nấm tán trắng hái ở rừng về. Chị Vi Thị Hiền cho biết: "Tôi hồi trước vẫn ăn loại nấm táp. Nhưng chồng đã nhầm và không nhìn kĩ nên cả nhà ai cũng ăn."

Theo các bác sỹ, ngộ độc nấm xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa Xuân. Mặc dù, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai và Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhiều lần tuyên truyền, thông tin đến người dân nhưng họ vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để phân biệt nấm độc, nấm không độc nên dẫn đến tình trạng ngộ độc rất đáng tiếc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viên Bạch Mai: "Khi nghi ngờ nấm chưa rõ nguồn gốc thì chúng ta không nên ăn. Tốt nhất chúng ta nên ăn những loại nấm chúng ta tự trồng như nấm rơm. Trong dân gian, nhiều người cho rằng nấm sặc sỡ mới là nấm độc thì không phải, vì nấm tán trắng cũng bị ngộ độc. Chỗ nào có kiến cũng bị độc".

Ngộ độc nấm thường xảy ra ở những vùng miền núi và có hai loại: Biểu hiện ngộ độc trước 6 tiếng sau khi ăn thì biểu hiện tiêu hóa, thần kinh nhẹ. Bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh sau điều trị. Còn ngộ độc sau khi ăn 6 tiếng thì sẽ nặng, ảnh hưởng đến gan, thận, hôn mê gan, hôn mê thận. Cần gây phản xạ nôn và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Dã Quỳ (Tổng hợp)

Nguồn VTV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news