Tin mới

Học cách “kỉ luật không nước mắt” với con trẻ

Thứ sáu, 22/05/2015, 13:33 (GMT+7)

Ngày 21/5 vừa qua, tại Khách sạn Sài Gòn, Hà Nội, chương trình mang tên “kỉ luật không nước mắt” nói về cách dạy dỗ, cũng như việc chúng ta hiểu trẻ sao cho đúng, do Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. 

Ngày 21/5 vừa qua, tại Khách sạn Sài Gòn, Hà Nội, chương trình mang tên “kỉ luật không nước mắt” nói về cách dạy dỗ, cũng như việc chúng ta hiểu trẻ sao cho đúng, do Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc làm cha, làm mẹ.

Với kinh nghiệm 6 năm làm việc với vai trò cố vấn Chính sách của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, Thạc sĩ (Th.s) Ái Liên đã dành thời gian gần 5 năm để đi khắp Việt Nam chia sẻ tới cha mẹ ở mọi vùng quê về Kỷ luật không nước mắt, và các chuyên đề khác về kỹ năng cha mẹ.

Chưa đến giờ chia sẻ nhưng lượng người đã gần chật hội trường

“Chương trình mang tên “kỉ luật không nước mắt” dành để giáo dục trẻ khi trẻ hiểu được quy luật nguyên nhân – kết quả”, Th.s chia sẻ

Theo như điều tra quốc tế, trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ hiểu được quy luật trên. Tuy nhiên, ở Việt nam phải đến 4 tuổi trẻ mới có thể hiểu được quy luật này.

Khách mời khởi động trước khi nghe chia sẻ


Nhiều cha mẹ Việt có thói quen ra lệnh bắt con trẻ phải nghe lời khi trẻ biếng ăn bạn đánh mắng để trẻ ăn, nhưng bạn không biết rằng trẻ chỉ sợ đòn roi nên mới ăn chứ chưa hiểu tại sao cứ phải ăn hàng ngày. Trong khi, người phương Tây không bao giờ ép buộc con cái của họ, họ chọn cách hợp tác với trẻ. Nghĩa là, con cái và cha mẹ đều bình đẳng như nhau. Ai cũng có quyền nên tiếng.
Đầu tiên là quy tắc thưởn phạt.Khi tham gia chương trình này, bạn sẽ phải ngỡ ngàng về cách bạn đang áp dụng để dạy con của mình. Không phải trẻ cứ nghe lời, ăn ngoan, ngủ ngoan là sẽ tốt. Dưới đây là 3 quy tắc để bạn dạy con làm người tự chủ ngay từ bé.

Khách tới tham dự thu hút bởi cách chia sẻ của thạc sĩ

Theo Th.s cách để mẹ có thể cho con ăn ngoan mà không tốn thời gian, tới giờ đi ngủ trẻ sẽ tắt tivi đi ngủ ngay mà không hề khóc. Đó là, cả nhà cùng nhau làm “luật gia đình”. Nếu trẻ ngoan, bạn hãy thưởng cho trẻ bằng những điểm cộng và sẵn sàng viết điểm trừ khi trẻ chưa ngoan. Cuối tuần bạn tổng kết và thưởng theo sự cố gắng của trẻ. Khi cả nhà cùng tham gia trẻ sẽ cố gắng.

Thứ hai là quy tắc khen chê.

Liệu bạn đã biết khen – chê đúng cách! Việc cha mẹ khen – chê trẻ tưởng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách trẻ.

“Chúng ta nên khen con trẻ thật nhiều, chỉ cần trẻ không mắc lỗi. Cha mẹ nên chú ý tới từng chi tiết mà con làm được để khen. Lời khen cũng cần phải chân thành và trung thực” Th.s Ái Liên chia sẻ.

Thạc sĩ Ái Liên chia sẻ cách dạy con

Ngược lại, khi cha mẹ muốn chê bai trẻ cũng phải thật khéo léo để trẻ không cảm thấy tổn thương. Theo Th.s Ái Liên, cha mẹ chỉ nên chê hành động của trẻ xấu, không chê trẻ xấu. Ví dụ như nghịch bẩn quá! Không nói con nghịch bẩn quá! Khi cha mẹ chê con quá nhiều con sẽ mặc cảm với bản thân, trẻ sẽ luôn nghĩ mình là một đứa trẻ hư và không muốn cố gắng.

Sau khi chê hành động của con, cha mẹ phải hỏi tại sao con làm như vậy? con muốn làm gì và sau cùng là giải thích cho trẻ hiểu việc gì nên và không nên.

Cách khen chê của cha mẹ cũng cần phải khéo léo để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Cuối cùng là quy tắc ứng xử.

Trẻ luôn quan sát hành động của người lớn và làm theo. Vì vậy, cha mẹ nên làm gương cho trẻ học tập.   

Khi bạn trò chuyện với con, hãy đặt những câu hỏi mở để trẻ có thể tham gia, được nói lên quan điểm của mình, tránh hỏi những câu hỏi đóng vì trẻ chỉ có thể trả lời có- không, đúng- sai.

“Để dạy trẻ tốt hơn, mỗi lần bạn chỉ nên dạy trẻ một bài học để trẻ có thể nhớ và không tái phạm vào lần sau” Th.s cho biết

Nhiều đứa trẻ rất hiếu động và không chịu nghe lời. Tuy nhiên, bạn cẩn kiên trì thử bằng nhiều cách. Ngoài việc khuyên bảo, bạn cũng cần dẫn kiến thức từ sách báo, từ những người xung quanh,… để trẻ hiểu.

Trên đây là 3 quy tắc cha mẹ cần ghi nhớ để có thể dạy con phát triển toàn diện. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể tham dự những chương trình khác của Th.s Ái Liên như: “Cha mẹ am hiểu (0-8 tuổi), cha mẹ hồn nhiên (0-18tuổi), cha mẹ đồng hành nói về chuyện đồng tính,…

Hoa ban

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news