Korea Times đưa tin cho hay mới đây, giữa lúc đại dịch virus corona bùng phát trên toàn cầu, hơn 350.000 người đã ký vào bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới WHO từ chức.
Theo đó, đơn kiến nghị được khởi xướng trên trang change.org, bởi một người dùng có tên "Osuka Yip", từ ngày 31/1. Người kiến nghị cho rằng ông Tedros đã ứng phó với dịch bệnh "không đúng cách" dẫn tới sự bùng phát của virus corona trên toàn cầu.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus bị yêu cầu từ chức vì không có biện pháp ngăn chặn đại dịch virus corona bùng phát trên toàn cầu. Ảnh: WHO
"Chúng tôi nghĩ rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi ông ngay lập tức từ chức", đơn kiến nghị này chia sẻ.
Nội dung đơn kiến nghị này còn có đoạn "Vào ngày 23/1/2020, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu trong khi virus corona chưa có cách chữa trị hiệu quả. Số người mắc bệnh và tử vong tăng gấp 10 lần chỉ trong 5 ngày. Một phần do ông Tedros đã đánh giá thấp độ nguy hiểm của virus corona".
Trước đó, ngày 9/2, hai tuần sau cuộc gặp của ông Tedros và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phái đoàn của Tổ chức Y tế thế giới đã đến Bắc Kinh để nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh này.
Đây được xem là động thái có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều chế vắc -xin và thuốc đặc trị.
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây nên đã làm ảnh hưởng đến hơn 40.000 người, khiến 910 người tử vong.
Thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc được xem là 'ổ dịch' với hơn 11 triệu dân sinh sống.
Hiện nguồn gốc lây truyền của virus corona vẫn chưa được làm rõ, xong nhiều chuyên gia nhận định rằng virus này có thể cư trú trong cơ thể của dơi, truyền sang người qua vật chủ trung gian chưa xác định được bày bán ở chợ hải sản Huanan.
Sau khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm khống chế sự lây lan nhanh chóng của virus cũng như đã tiến hành phong toả gần 20 thành phố và hạn chế đi lại cũng như đặt trạm kiểm tra y tế tại các cửa khẩu để có cách kiểm soát dịch một cách tốt nhất.