Tin mới

Khám phá mỏ kim cương khổng lồ nhất thế giới ở Siberia, bạn không thể dùng trực thăng bay qua miệng hố

Thứ năm, 27/04/2017, 08:43 (GMT+7)

Mỏ kim cương Mir nằm ở vùng Siberia khắc nghiệt đã cung cấp một lượng khổng lồ để xây dựng Liên bang Xô Viết. Hãy cùng khám phá những hình ảnh về nơi đây qua góc máy của nhiếp ảnh gia Stepanov.

Mỏ kim cương Mir nằm ở vùng Siberia khắc nghiệt đã cung cấp một lượng khổng lồ để xây dựng Liên bang Xô Viết. Hãy cùng khám phá những hình ảnh về nơi đây qua góc máy của nhiếp ảnh gia Stepanov.

 
Việc xây dựng một quốc gia tốn rất nhiều tiền, con người, máy móc thậm chí là cả kim cương. Ở một góc xa của Siberia, mỏ kim cương Mir đã cung cấp một lượng lớn kim cương góp phần vào việc xây dựng Liên bang Xô Viết. Trải qua nhiều năm, nó để lại một hố sâu lớn, rộng tới hơn 1,6 km trên bề mặt trái đất.

Slava Stepanov, hay còn gọi là Gelio, là một nhiếp ảnh gia người Nga sống ở Novosibirsk, một thành phố nằm trên thảo nguyên vùng tiếp giáp Kazakhstan và Mông Cổ. Stepanov đi khắp các thành phố ở Trung Á, ghi lại hình ảnh cơ sở hạ tầng và các công trình từ trên cao. Những khu vực này trải dài từ thành phố cực bắc của Trái Đất đến con đập lớn nhất ở châu Á.

Mùa xuân này, Stepanov đã đến thăm một thành phố ở xa phía Bắc của Nga mà ít người biết đến, nhưng có một vai trò quyết định tạo nên đất nước Nga ngày nay - Mirny, một thành phố có dân số 37.000 người. Tại đây, vào những năm 1950, một nhóm các nhà địa chất Nga đã phát hiện ra Kimberlite - một loại khoáng chất là dấu hiện xuất hiện của kim cương.

 
Vào cuối những năm 1940, Liên bang Xô Viết rơi vào tình trạng khan hiếm kim cương, không chỉ về giá trị của nó mà còn phục vụ mục đích công nghiệp như chế tạo các mũi khoan siêu cứng.

Do đó, các đội địa chất lên đường tới vùng hoang dã Siberia để tìm kiếm dấu hiệu của kim cương. Và tại vùng đông bắc Siberia, họ đã tìm thấy chúng. Mỏ Mir và thị trấn Mirny nằm trên vách của nó đã được thành lập vào năm 1955. Mir đã trở thành hố sâu lớn thứ hai trên bề mặt Trái Đất với đường kính hơn 1,6 km.

 
 
Nhiệt độ tại Mir rất lạnh, hầu như không thể đào trong hầu hết thời gian của một năm. Tất cả mọi thứ đều bị đóng băng. Liên Xô đã sử dụng động cơ phản lực làm tan lớp băng vĩnh cửu để tiếp cận lớp đất bên dưới. Ở những nơi đất quá cứng hoặc bị đóng băng cứng, họ sẽ dùng thuốc nổ để phá hủy chúng.

Thị trấn Mirny được xây dựng với sàn nhà bằng thép, vì lớp băng không thể xây nhà theo cách thông thường. Nhưng sau hơn 44 năm, Mir đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Nam Phi về kim cương, nơi mỗi năm sản xuất ra hai triệu carat kim cương. Thành phố Mirny đã thực sự phát triển một cách bùng nổ.

 
Nhưng theo các nhà buôn kim cương, có một điều kỳ lạ về những viên kim cương tại Mir. Những viên kim cương này đều có kích thước và hình dạng đồng đều, được gọi là "Silver Bears". Cách mà Liên Xô sản xuất một lượng lớn các viên kim cương có kích thước đồng nhất như vậy vẫn còn là ẩn số vì họ không có đủ công nghệ để làm được điều đó. Chính điều này đã tạo nên nỗi lo vì chỉ cần Liên Xô đổ kim cương vào thị trường mở, sẽ dẫn tới tăng cung và làm hạ giá kim cương. Ngày nay, bí mật về những viên Silver Bear vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Mỏ kim cương Mir đã bị đóng cửa vào những năm 2000. Thế nhưng, việc khai thác mỏ vẫn tiếp tục diễn thông qua hàng chục đường hầm sâu trong đó. Nó vẫn mang một sản lượng ấn tượng, khoảng 2 tấn kim cương mỗi năm.

Nhiếp ảnh gia Stepanov đã đến thăm nhà máy chế biến kim cương, và ghi lại những hình ảnh kinh ngạc của máy móc công nghiệp dưới lớp băng vĩnh cửu. Có những thứ vẫn còn nguyên giá trị từ thời Xô Viết.

 
 
 
 
 
Ngoài bí ẩn về những viên kim cương, điều kỳ lạ về những bức ảnh của Stepanov chính là Mirny, một thành phố nằm trên mép của mỏ kim cương. Miệng lỗ sâu đã tạo ra lực hút lớn khủng khiếp, kéo cả những chiếc máy bay trực thăng vào đó. Từ vũ trụ, chúng ta có thể thấy mỏ kim cương này.
 
 

Theo Trí Thức Trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: khai thác mir