Ngày 2/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện 1490 yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 9.
Theo người đứng đầu Chính phủ, bão số 9 cùng với cơn bão Xangsane (2006) dự báo là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm gần đây, có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến Trung bộ và Tây nguyên nước ta. Bão đang di chuyển nhanh với sức gió cường độ cấp 13-14, giật cấp 17, sóng có nơi lên cao tới 6-8m, phạm vi ảnh hưởng rộng, đổ bộ vào thời điểm triều cường, vô cùng nguy hiểm. Sau bão là mưa to, rất to, Nam Nghệ An, Hà Tĩnh có thể lên tới 500-700mm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định: "Đây là cơn bão rất đặc biệt, mạnh nhất 20 năm trở lại đây đổ bộ vào miền Trung, tình hình rất khẩn cấp". Ông cho hay miền Trung đang chịu tổn thương sau các đợt bão lũ nên chúng ta không được chủ quan. Ảnh: PLBĐ
Từ chiều 27/10, vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng - Phú Yên có gió mạnh cấp 9-11, sóng biển cao 6-8 m. Bão số 9 - Molave dự kiến đạt cường độ cực đại vào tối nay.
Đêm 27/10 và ngày 28/10, bão sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các địa phương ven biển miền Trung, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên.
Để đối phó với bão số 9, từ sáng sớm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Mau (66 tuổi, ngụ thôn Hà Bình, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã cùng nhau đào căn hầm tại khu đất cát phía bên hông nhà để tránh trú gió bão. Ảnh: NLĐ
Để ứng phó với bão, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt công tác ứng phó với bão, tuyệt đối không để người ở lại trên lồng bè nuôi trồng thủy sản, trên tàu thuyền khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Cùng với đó, khuyến cáo, hướng dẫn người dân hạn chế hoặc không ra đường trong đêm nay và ngày mai, có thể cho nghỉ làm, nghỉ học nếu cần thiết.
Thủ tướng giao bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Thuận, các tỉnh khu vực Tây Nguyên trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về địa phương của mình, yêu cầu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.
Bà Mau cho biết đào hầm là cách đối phó bão hữu hiệu của bà con vùng biển Bình Minh từ xưa đến nay. Đây là cách phòng tránh những cơn bão lớn một cách "an toàn tuyệt đối". Ảnh: NLĐ
Tại cuộc họp với các bộ ngành, địa phương tại Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9, đặt tại TP. Đà Nẵng, ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết đến thời điểm chiều 27/10, bão cách đất liền 450km. Hơn 10 tiếng nữa, tâm bão sẽ vào bờ với gió giật cấp 13.
Hoàn lưu của bão sẽ gây ảnh hưởng đến đất liền và mạnh nhất vào sáng mai khi bão đổ bộ. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định hứng chịu mạnh nhất với sức gió cấp 12, giật cấp 13. Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió lên đến cấp 13 giật cấp 16.
Từ sáng 26/10, hai khu vực cảng Sa Kỳ và Tịnh Hoà (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) dần chật cứng bởi lượng tàu thuyền trở về neo đậu tránh bão số 9 quá đông. Ảnh: Zingnews.vn
Theo ông Cường, tất cả các tỉnh đã cấm biển và đang khẩn trương sơ tán dân. Thừa Thiên Huế di dời 19.000 hộ và có thể tăng lên, kịch bản là ứng phó bão cấp 11 nhưng bây giờ tăng lên. Đà Nẵng di dời 12.000 hộ, Quảng Nam 14.800 hộ, Quảng Ngãi 24.000 hộ, Bình Định 23.000. Tất cả các tỉnh sẽ hoàn thành việc di dời trước 19h tối nay.
Cơ quan khí tượng nhận định đây là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm gần đây, tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn nhiều Samrey năm 2017 (cấp 11 giật cấp 14).
Đây là cơn bão rất nguy hiểm đối với trung bộ. Mạnh nhất trong 10 đến 20 năm. Bão đặc biệt nguy hiểm vì khi vào bờ sẽ suy yếu rất chậm và còn giữ độ mạnh khi vào sâu đất liền đến 300 km. Khu vực Bắc Tây Nguyên cũng có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Bão gây mưa từ 200 đến 500mm trong bão và mưa lớn hơn nữa sau bão.