Tin mới

Khi phó hiệu trưởng "có tiếng mà không có miếng"

Thứ ba, 14/10/2014, 09:33 (GMT+7)

Là phó hiệu trưởng là chỉ được họp hoặc phát ngôn khi có sự ủy quyền của hiệu trưởng. Đó là câu chuyện đang diễn ra tại Trường ĐH Tài chính – Marketing.

Là phó hiệu trưởng là chỉ được họp hoặc phát ngôn khi có sự ủy quyền của hiệu trưởng. Đó là câu chuyện đang diễn ra tại Trường ĐH Tài chính – Marketing.

Là phó hiệu trưởng, không được tự ý tổ chức họp về các nội dung và lĩnh vực mà mình phụ trách hoặc phát ngôn báo chí trong phạm vi quyền hành của mình, chỉ được họp hoặc phát ngôn khi có sự ủy quyền của hiệu trưởng.

 

Đó là câu chuyện đang diễn ra tại Trường ĐH Tài chính – Marketing trong thời gian vừa qua khi hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định số 1504/QĐ-ĐHTCM, ngày 30/9/2014 do PGS.TS Hoàng Trần Hậu, hiệu trưởng ký.

 

Theo quyết định này, các phó hiệu trưởng không có quyền điều hành các cuộc họp, triển khai công tác mà mình phụ trách nếu chưa được hiệu trưởng ủy quyền.

Theo khoản a, mục 4, điều 38 của quyết định số 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/9/2010 về việc ban hành Điều lệ trường học thì các phó hiệu trưởng được quyền trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động của trường mà do hiệu trưởng giao và chịu trách nhiệm về hoạt động điều hành của mình trước hiệu trưởng.

Như vậy, quyết định của hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing đã trái với quyết định của Thủ tướng và đã thâu tóm mọi quyền hành về tay hiệu trưởng và không cho hiệu phó làm bất cứ điều gì nếu hiệu trưởng chưa ủy quyền.

Một cán bộ nhà trường cho biết, “phó hiệu trưởng được bổ nhiệm như để có hình thức, không được làm bất cứ điều gì mà chưa được hiệu trưởng ủy quyền, dù thuộc phạm vi chúng tôi quản lý theo luật”.

“Ngoài việc không có quyền điều hành các cuộc họp, triển khai các công việc mà mình phụ trách thì chúng tôi còn không được phát biểu gì với báo chí khi nhân danh là cán bộ nhà trường hoặc phát biểu chuyên môn nghiệp vụ bản thân nếu chưa được hiệu trưởng cho phép”, vị phó hiệu trưởng này cho biết thêm.

Ngay sau khi vụ việc báo chí đưa thông tin về PGS.TS Hoàng Trần Hậu vào khách sạn riêng 5 giờ đồng hồ với một cán bộ nữ và bị chồng cán bộ nữ này phát hiện và có một giảng viên đã phát biểu với báo chí khi được hỏi về vấn đề này thì ngày 9/5/2014, PGS.TS Hoàng Trần Hậu ban hành thông báo số 441/TB-ĐHTCM về việc phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí.

Thông báo có đoạn viết, mọi công chức viên chức của trường không được giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.

Như vậy, thông báo này đã cấm tuyệt đối cán bộ nhân viên, viên chức không được phát ngôn bất cứ gì nếu hiệu trưởng chưa cho phép.

Quay lại vụ việc báo chí phanh phui PGS.TS Hoàng Trần Hậu bị bắt quả tang trong khách sạn cùng một cán bộ nữ, nếu như chưa được sự đồng ý của hiệu trưởng thì cán bộ nữ này cùng chồng (cũng là cán bộ nhà trường) hoặc các các bộ khác có biết gì về vụ này cũng không có quyền phát biểu nếu chưa được sự đồng ý của ông Hậu.

Về việc quyết định quyền của các phó hiệu trưởng thì lại nổi trội lên một phó hiệu trưởng được giao khá nhiều quyền mà trái hoàn toàn với quyết định về việc tổ chức trường học của Thủ tướng.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng và được giao quản lý và chỉ đạo 8 đơn vị thuộc trường và giữ 3 chức vụ của nhà trường, trong đó có những nhiệm vụ mà quyết định của Thủ tường không có phép.

Cụ thể, theo quyết định số 58/2010 của Thủ tướng thì phó hiệu trưởng có bằng thạc sĩ không được tham gia phụ trách hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ nhà trường. Tuy nhiên, ông Tuấn lại được giao làm trưởng phòng Đào tạo từ năm 2012 và trực tiếp quản lý 5 đơn vị đào tạo trong tổng số 8 đơn vị được giao trực thuộc trường gồm: Khoa Đào tạo Tại chức, Ban Quản lý các cơ sở đào tạo, Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ với doanh nghiệp, Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh bất động sản, Khoa Cơ bản và Khoa Giáo dục quốc phòng – Thể chất. Trong khi đó có hiệu phó có bằng tiến sĩ thì chỉ được giao quản lý và điều hành trực tiếp về hoạt động đào tạo chỉ có 2 đơn vị thuộc trường.

Ngoài ra, ông Tuấn còn trực tiếp tham gia chỉ đạo vào đào tạo chương trình chất lượng cao, chương trình đặc biệt và chương trình quốc tế.

Việc Trường ĐH Tài chính – Marketing bổ nhiệm ông Tuấn vào vị trí phó hiệu trưởng và trực tiếp quản lý nhiều đơn vị trực thuộc trường có liên quan đến hoạt động đào tạo là trái hoàn toàn với quyết định của Thủ tướng về việc ban hành Điều lệ trường học.

Hàng loạt các quyết định, thông báo của hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing trái với quy định của cơ quan cấp trên đã bị nhiều cán bộ giảng viên nhà trường lên tiếng và yêu cầu sửa chữa, tuy nhiên vẫn không được đáp ứng.

“Chúng tôi mong rằng, lãnh đạo Bộ Tài Chính cũng như các cơ quan liên quan hãy vào cuộc để kiểm tra và cho chúng tôi có được tiếng nói với công luận, đừng bắt chúng tôi phải câm miệng nếu như hiệu trưởng không cho phát biểu”, ông Bùi Đức Tâm, Phó Trưởng khoa Quản trị - Kinh doanh nói.

Ông Tâm nói thêm, khi tôi phát biểu những điều này với báo chí là đã sai hoàn toàn so với thông báo số 441 của ông Hậu, tuy nhiên ông không thể im lặng mãi, dù có bị kỷ luật thì ông Tâm cũng chịu.

Dưới đây là Văn bản Quyết định phân công nhiệm vụ lãnh đạo trường Trường ĐH Tài chính – Marketing.


Văn bản Quyết định phân công nhiệm vụ lãnh đạo trường Trường ĐH Tài chính – Marketing


 

Theo Sức khỏe cộng đồng

Video bạn có thể quan tâm: Clip hài: Những kiểu sinh viên cá biệt trong lớp học

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news