Tin mới

Khối tài sản “siêu khủng” của bầu Đức tại Lào

Thứ hai, 01/06/2015, 09:08 (GMT+7)

Tại Lào, công ty của bầu Đức chiếm 27\% tổng đầu tư và chiếm đến 90\% tại tỉnh Attapeu, với số vốn đầu tư lên tới hàng tỉ đô la.

Tại Lào, công ty của bầu Đức chiếm 27% tổng đầu tư và chiếm đến 90% tại tỉnh Attapeu, với số vốn đầu tư lên tới hàng tỉ đô la.

Mới đây, trong ngày Khai trương sân bay quốc tế Attapeu tại Lào, bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức), chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết,  HAGL đã đầu tư hàng tỷ USD vào Lào từ năm 2008 ở các lĩnh vực thủy điện, nông nghiệp, trong đó 70% tập trung tại tỉnh Attapeu với các dự án trồng cao su bạt ngàn, những nông trường cọ dầu xanh ngát kéo dài hàng chục cây số và nông trường mía đường hoành tráng, trồng cỏ và nuôi bò với quy mô hàng trăm ngàn con. HAGL cũng đã xây dựng cho tỉnh Attapeu 1 bệnh viện đa khoa 200 giường, hơn 1.000 căn nhà cho công nhân, người dân, xây dựng nhiều trường học và hàng trăm km đường cấp phối"…

Khi “nổ pháo” nuôi bò, bầu Đức cũng cho hay: “Chúng tôi có lợi thế mà ai cũng thấy. Đó là nguồn phụ phẩm của 44.500ha cao su tại Lào, Campuchia và Việt Nam, 10.000ha mía đường, 12.000ha dầu cọ, 4.000ha bắp. Trong 100.000 ha đất của HAGL, mới có 70.000 ha sản xuất, 30.000 ha còn lại để trồng cỏ, thuận tiện ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Ngoài ra, chúng tôi còn có 2.000 kỹ sư nông nghiệp, đủ lực để có thể phát triển đàn bò lên 300.000 con chứ không dừng lại ở 236.000 con”.

Dưới đây là cận cảnh khối tài sản "siêu khủng" của bầu Đức tại Lào:

Rừng cao su bạt ngàn và nhà máy cao su hiện đại

Tại Attapeu với công nghệ tưới nước hiện đại, Hoàng Anh Attapeu trồng 550 cây cao su/1ha, mật độ trung bình tăng hơn 100 cây khi trồng tại Việt Nam. Với công nghệ tưới này, cao su ít rụng lá vào mùa khô, phát triển nhanh hơn và cho năng suất ổn định hơn. Tính bình quân 1ha cao su khoảng 500 cây, cạo mủ theo công thức 3D (3 ngày cạo một nhát), năng suất của cao su Hoàng Anh Attapeu đạt 3 tấn/ha.

 

Nông trường cao su đi mỏi chân không hết của bầu Đức tại Lào

Hiện nay năng suất trung bình của cao su Việt Nam là 1,71 tấn/ha, đứng sau Ấn Độ 1,82 tấn/ha trong khi đó năng suất bình quân toàn cầu là 1,1 tấn/ha.

Ông Phan Thanh Thủ - Giám đốc Hoàng Anh Attapeu nói về mặt lý thuyết là năm 2013 này mới chỉ là năm bắt đầu. Hiện nay giá cao su trung bình từ 2.500 USD đến 3.000 USD / tấn, khoảng 5 năm nữa 25.000 ha cao su Attapeu được khai thác hết. Nhân sản lượng, diện tích, giá cả bình quân sẽ ra con số Doanh thu và lợi nhuận khổng lồ trong tương lai. Theo ông Thủ, nói đến năm thứ 20 chỉ riêng gỗ cao su khai thác của Hoàng Anh Gia Lai cũng được 1 tỉ USD.

Nhà máy chế biến mủ cao su

Nhà máy chế biến cao su do Tập đoàn HAGL đầu tư 9 triệu USD trên diện tích 5 ha có công suất 25.000 tấn/năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ và tiên tiến nhất hiện nay với đầy đủ các hạng mục từ dây chuyền sản xuất đến nhà điều hành, nhà kho, nhà ở công nhân, nhà ăn, khuôn viên cây xanh... Sản phẩm chính là cao su mủ khối SVR 10. Địa điểm xây dựng nhà máy được bố trí tại vị trí trung tâm rừng cao su Hoàng Anh Attapeu, gần trục đường chính, thuận tiện trong việc vận chuyển mủ về nhà máy và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

Khi toàn bộ diện tích vườn cây đi vào khai thác, sản lượng mủ cao su hàng năm thu được sẽ lên đến 100 ngàn tấn, mang về thu nhập 300 triệu USD/năm, tạo ra 15.000 việc làm ổn định đóng góp một cách đáng kể vào ngân sách nhà nước và góp phần giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội của tỉnh Attapeu.

Dự án cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu

Dự án Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu là một dự án lớn được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng 11 năm 2011.

Quy mô của dự án bao gồm: Phát triển vùng nguyên liệu mía với diện tích 6.000 ha của tập đoàn và 6.000 ha đất của dân; Xây dựng nhà máy đường công suất 7.000 tấn mía cây/ngày; Xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy từ bã mía công suất 30 MW; Xây dựng nhà máy cồn Ethanol công suất 30.000 tấn/năm chạy từ mật rỉ từ quá trình sản xuất đường; Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón 50.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu là bã bùn từ quá trình sản xuất đường.

Cụm công nghiệp mía đường

Cho đến thời điểm hiện tại, HAGL đã trồng xong hơn 5.000ha nguyên liệu mía tại các huyện Sanxay, huyện Saysetha, huyện Samakhixay và huyện Phouvong thuộc tỉnh Attapeu, số còn lại sẽ trồng năm nay và đầu tư cho dân các huyện giống, phân, kỹ thuật và phát triển thêm 6.000 ha đất trong dân, nhà máy bao tiêu toàn bộ sản phẩm do dân trồng. Như vậy, tổng diện tích vùng nguyên liệu cho nhà máy là 12.000 ha;

Nhà máy mía đường

Tổng số vốn đầu tư vào các hạng mục nêu trên là 87,8 triệu USD, trong đó đầu tư vào xây dựng nhà máy nhiệt điện và mía đường là 68,7 triệu USD; và đầu tư vào vùng nguyên liệu mía là  19,1 triệu USD.

Trung tâm nhiệt điện

Cụm công nghiệp mía đường đi vào hoạt động dự kiến đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Attapeu. Cùng nhà máy mủ cao su và sản phẩm cao su Hoàng Anh có thể tạo ra kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng trăm triệu USD/năm và tạo ra việc làm cho hàng ngàn người, đóng góp ngân sách cho tỉnh một cách đáng kể, đưa Attapeu trở thành một tỉnh công nghiệp chế biến và phát triển bền vững trong tương lai gần.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Attapeu cho biết, trước đây tỉnh chỉ làm nông nghiệp đơn thuần, nhưng nay đã có công nghiệp chế biến, nông nghiệp kỹ thuật cao, tạo ra tiềm năng tăng GDP đầu người của tỉnh. Cụ thể, năm 2010, GDP bình quân chỉ 600 USD đầu người, nay đã là 1.300 và dự kiến GDP đầu người của Attapeu sẽ đạt mức 1.700 USD vào năm 2015. Các dự án đi vào hoạt động tại Attapeu phần lớn của các nhà đầu tư VN. Trong đó, Hoàng Anh Gia Lai chiếm 90% tại tỉnh này và chiếm 27% tổng đầu tư của VN vào Lào.

Hệ thống sân bay, trường học, bệnh viện, nhà ở

Tập đoàn HAGL cũng đã xây dựng nhiều hạng mục công trình tại Lào  như bệnh viện HAGL Attapeu quy mô 200 giường, trường học, nhà tái định cư, đường xá, điện nước và vừa khánh thành sân bay trị giá 40 triệu USD do HAGL cho Chính phủ Lào vay không tính lãi…

Làng tái định cư

Bệnh viện 200 giường

Sân bay gần 800 tỉ

Bầu Đức cũng đang triển khai xây dựng sân bay quốc tế Nọng Khang tại tỉnh Huaphanh, phía đông bắc Lào. Dự án có vốn đầu tư 80 triệu USD và chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2015 sẽ chủ yếu tiếp nhận các máy bay nhỏ, chặng ngắn như ATR 72, Fokker 70…

Trụ sở của bầu Đức tại Lào cũng được xây dựng hiện đại, sang trọng như một khách sạn 5 sao.

Nam Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: cao su mía đường