Tin mới

Không cho phi công nghỉ việc: Mệnh lệnh hành chính liệu có phù hợp?

Thứ hai, 12/01/2015, 11:05 (GMT+7)

Sau khi nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam Aiirline xin nghỉ việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phải sử dụng mệnh lệnh hành chính để cấm việc “chảy máu phi công”.

 

 

khi nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam Aiirline xin nghỉ việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phải sử dụng mệnh lệnh hành chính để cấm việc “chảy máu phi công”.

Theo một chuyên gia Luật Lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, “Tại Mục 3, Điều 37, chương 2, Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ 01/5/2013) ghi rõ: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này” (cụ thể là điều luật phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai)”.

Chỉ thị cấm việc phi công nghỉ hàng loạt của Bộ trưởng Thăng được coi là thiếu "chuẩn"

 

Căn cứ theo quy định này thì việc các nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam Airline đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc có thể được xét vào dạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Và ít nhất sau 45 ngày kể từ thời điểm đơn xin nghỉ việc của họ được gửi tới lãnh đạo đơn vị, những lao động này có quyền nghỉ việc theo luật định nếu hợp đồng lao động giữa các bên chỉ là hợp đồng thông thường. Còn nếu trong điều khoản hợp đồng có sự ràng buộc về nghĩa vụ tài chính thì trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đội ngũ nhân viên này sẽ phải bồi hoàn tài chính cho tổng công ty, cụ thể là phí đào tạo. Mức tài chính phải bồi hoàn được thống nhất khi các bên thực hiện ký kết giao ước lao động.

 

Như vậy, dựa vào quy định đã được nêu rõ trong luật Lao động thì việc Bộ trưởng Đinh La Thăng ra chỉ thị yêu cầu tạm thời chưa chấp thuận đơn xin nghỉ việc của các nhân viên hàng không kỹ thuật cao VNA là một động thái không “chuẩn”. Vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động. Cụ thể, phi công, nhân sự điều hành khai thác bay và bộ phận bảo dưỡng tàu bay có thể nghỉ việc nếu thấy môi trường làm việc không phù hợp, mức lương không thỏa đáng hoặc lý do cá nhân nào đó. Đó là quyền  của người lao động mà Bộ trưởng Thăng cũng  như Tổng Công ty Quản lý Bay không thể cấm. Còn trong trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo, nếu số lao động này không thực hiện nghĩa vụ đúng như được quy định tại các hợp đồng cụ thể thì doanh nghiệp có quyền khiếu kiện người lao động theo trách nhiệm dân sự.

 

Video tham khảo :Phản đối Trung Quốc hoạt động, tập trận phi pháp ở Hoàng Sa:

 

Có thể khẳng định, trong trường hợp này, mệnh lệnh hành chính của Bộ trưởng Thăng là không phù hợp vì người lao động xin nghỉ đúng trình tự và không trái luật. Và sự “can thiệp” của Bộ trưởng dường như đã đi “quá” vai trò quản lý Nhà nước của một Bộ vì đây là vấn đề thuộc quan hệ lao động nội tại trong doanh nghiệp. Hai bên hoàn toàn có thể tự giải quyết vấn đề với nhau dựa trên các điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận ký kết trước đó. Vì vậy, bên cạnh ý nghĩa tránh gây xáo trộn và ảnh hưởng đến an toàn bay thì lệnh “cấm nghỉ hàng loạt” của Bộ trưởng Thăng bị đánh giá là thiếu “chuẩn”.

Vũ Đậu (Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news