Tin mới

Lật tẩy chiêu làm nhái giàn khoan của Trung Quốc

Thứ hai, 26/05/2014, 10:20 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) "Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu nhưng khi chinh phục dầu khí nước sâu Trung Quốc vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái, vừa ăn cắp bí quyết ...", kỹ Đỗ Thái Bình nói.

(Tinmoi.vn) "Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu nhưng khi chinh phục dầu khí nước sâu Trung Quốc vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái, vừa ăn cắp bí quyết ...", kỹ Đỗ Thái Bình nói.

 

- Kỹ sư có cho rằng việc đóng và trái phép đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông cũng như các giàn khoan kế tiếp trong tương lai là mưu đồ của Trung Quốc để thực hiện "giấc mơ Trung Hoa " trên đại dương ?

- Cách đây vài năm, có một biên đội tàu Trung Quốc ghé vào cảng Sài Gòn chớp nhoáng, không nằm trong kế hoạch thăm hữu hảo hay "tuần tra chung". Đó là nhóm tàu đã thực hiện một cuộc hành quân xa trên đại dương, đi chống cướp biển tại vịnh Aden trở về. Với hải quân PLA (viết tắt hải quân nhân dân Trung Quốc) thì đó là một "kỳ tích" của một hải quân muốn từ "nước nâu" (brown) ra "nước xanh" (blue) đại dương,muốn "rửa hận" của thất bại thảm hại trong trận hải chiến Yalu năm Giáp Ngọ trước quân Nhật năm xưa, muốn thực hiện kế hoạch của đô đốc Lưu Hoa Thanh (1916-2011) ngưới đã từ bỏ những luận lý chiến tranh Mao Trạch Đông mà lấy lý thuyết của nhà chiến lược hàng hải Mỹ Mahan làm "tổ sư"...

Qua màn hình TV, toàn Trung Hoa nhìn thấy các tàu chuyển dầu, tiếp liệu trên đại dương...một việc làm quá mới với hải quân này, từng bước, từng bước một, hải quân đã có thể sử dụng các tàu đổ bộ tối tân nhất (tàu đệm khí Zubr của Nga), tàu ngầm hạt nhân ...trong những cuộc tập trận phối hợp nhiều binh chủng...

 Lật tẩy chiêu làm nhái giàn khoan của Trung Quốc

"Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu nhưng khi chinh phục dầu khí nước sâu Trung Quốc vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái, vừa ăn cắp bí quyết ..." - kỹ Đỗ Thái Bình.

Để thực  hiện "Giấc mơ Trung Hoa" bành trướng trên biển, cả một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực từ sử học, dân tộc học..tới các khoa học ứng dụng như âm thanh học đại dương, khảo cổ hàng hải...được huy động với hàng loạt bảo tàng hàng hải, hải quân với vô vàn tạp chí phổ cập, phim ảnh ...

Chắc chúng ta không quên bộ phim nhiều tập,tốn hàng chục triệu đô la "Quốc gia quật cường " được chiếu cả trên Discovery để giải thích cho trong nước và thế giới quyết tầm tiến ra đại dương của nước này.

Tôi đã có dịp đứng trước Bảo tàng Hàng hải Quốc gia của Trung Quốc tại Thượng Hải lúc nó còn đang ngổn ngang xây dựng mặc dù đã có nhiều bảo tàng tầm thế giới tại Tuyền Châu  (Phúc Kiến),Trịnh Hòa (Vân Nam, Nam Kinh...) để có cảm giác họ không tiếc tiền của công sức, cố bơm vào đầu dân chúng những khát vọng đại dương - ngoài các giờ giảng trên ghế nhà trường. Trong đó thật sự đã coi biển Đông mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa là "Địa Trung Hải "biển nhà của họ.

-Và dầu khí cũng nằm trong chiến lược biển đó của Trung Quốc thưa kỹ sư?

- Trong toàn bộ chiến lược biển đó, dầu khí tất nhiên là một lãnh vực họ không tiếc công sức đầu tư. Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu trong đó phải kể tới Chu Kế Mậu, tổng công trình sư thiết kế cái Giao Long, hay một đội ngũ đông đảo các chuyên gia về tàu ngầm, chinh phục dầu khí nước sâu vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái theo, vừa ăn cắp bí quyết ...

Bằng việc mua lại công ty Nexen Canada với giá 15,8 tỷ đô la, CNOOC đã giành được những bí quyết thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu mà họ rất thèm muốn. CNOOC cải tổ nhanh chóng từ khâu tổ chức, quản lý tới các giai đoạn công nghệ cụ thể để có thể gia nhập vào hàng ngũ những tập đoàn khai thác dầu khí hàng đầu.

Ai cũng biết Nexen là một tên tuổi chuyên khai thác dầu khí tại Biển Bắc Anh,Tây Phi,Hoa Kỳ và bờ Tây Canada. Và để thiết kế giàn nửa chìm hoạt động nước sâu, CNOOC đã phải mua thiết kế cơ bản của công ty Friede &Golman lừng danh có trụ sở tại Houston Texas Hoa Kỳ. Với công ty này, CNOOC đã có mối thâm giao: chủ tịch và CEO hiện của Friede &Goldman (viết tắt là FG) tên là Paul Geiger đã có giai đoạn làm việc như một kỹ sư trưởng tại CNOOC Trung Quốc từ các năm 1982-1990 (ngay khi CNOOC vừa mới được thành lập vào 1982 !); hàng loạt kỹ sư các loại của Trung Quốc đã sang làm việc tại FG Houston từ hàng chục năm nay; Geiger là một tên  tuổi lớn,người chủ trì và viết chương Giàn Khoan trong bộ sách Công Nghệ  Đóng Tàu nổi tiếng do Thomas Lamb và SNAME xuất bản.

Chỉ cần vào trang chủ của FG, các bạn có thể tìm thấy cái thiết kế giàn nửa chìm có ký hiệu ExD ,một thiết kế "tâm huyết", một sản phẩm kiêu hãnh của FG đã được thực thi tại Trung Quốc với cái tên giàn nửa chìm "Haiyang Shiyou 981".

-Vậy theo kỹ sư, Việt Nam cần làm gì để góp phần đập tan "giấc mơ Trung Hoa " trên đại dương của Trung Quốc?

- Bành trướng biển Đông là kế hoạch Trung Quốc đã vạch ra từ chục năm nay, họ đã công bố và sẽ cố làm bằng được cùng với những thứ mà họ tự vẽ ra như đường lưỡi bò, lập sân bay ở Gạc Ma….

Việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam là điều không thể chấp nhận được và cần phải đập tan những kế hoạch tiếp theo của họ…. Ở góc độ kỹ thuật, tôi thấy Đảng, Nhà nước cần phải giải quyết những vấn đề có tính chất căn bản và đổi mới toàn diện. Ở lĩnh vực đóng tàu và hàng hải, muốn điều chỉnh nhóm tàu hàng hải thì phải chỉnh những vấn đề có tính chất hệ. Trước đây, chúng ta đã mất quá nhiều thời gian, mất quá nhiều cơ hội.

Nói chung, chúng ta phải nhìn biển với cái nhìn tổng thể. Vấn đề thức tỉnh đầu tiên cần phải thức tỉnh là vấn đề công nghiệp biển, phải có một công nghiệp biển toàn thể. Hiện nay, Tân Cảng của Hải quân rất mạnh nhưng cũng cần quan tâm, phát triển các cảng thương mại. Nghĩa là, các cảng phải đều được đầu tư: các cảng thương mại phát triển để phục vụ hải quân và cảng hải quân cùng các cảng thương mại làm việc, phối hợp lẫn nhau.

Xin cảm ơn kỹ sư!

Hoàng Minh (thực hiện)

Phần 1: Mổ xẻ giàn khoan 981 mà Trung Quốc nhận vơ "hoàn toàn tự chế"

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news