Hoa hậu Pia Wutzbach đã nhìn ra được những yếu tố cần có của 1 HH Hoàn vũ và Hen Niê hội tụ đầy đủ. Nhưng, điều quan trọng hơn để chạm tay vào chiếc vương miện chính là khả năng giao tiếp tiếng Anh.
Ngày 17/12, chung kết Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới diễn ra tại Thái Lan. Lần đầu tiên, đại diện nhan sắc Việt Nam lọt top 5 của cuộc thi nhan sắc khốc liệt nhất hành tinh.
H'hen Niê hô vang hai tiếng Việt Nam trong chung kết Miss Universe. |
Sự dừng chân của Hen Niê sau khi trả lời câu hỏi ứng xử không phải điều khó đoán. Giá như, đại diện Việt Nam thành tạo tiếng Anh hơn thì điều kì diệu chắc chắn xảy ra.
Mới đây, một người từng làm việc với cựu HH Hoàn vũ Thế giới 2015 – Pia Wurtzbach đã tiết lộ về cuộc trò chuyện của anh với cô cho thấy, kết quả của Hen Niê là hợp lý.
Hoa hậu Pia kể với Facebook T.Q.T rằng cô nhìn ra được những yếu tố cần có của 1 HH Hoàn vũ và Hen Niê hội tụ đầy đủ. Nhưng, điều quan trọng hơn để chạm tay vào chiếc vương miện chính là khả năng giao tiếp tiếng Anh. Không may mắn, ngoại ngữ lại là điểm yếu của Hen Niê. Chẳng thế mà vài ngày trước, Hen Niê bị một số hoa hậu, trong đó có HH Mỹ chế giễu và cười đùa.
T.Q.T kể lại cuộc trò chuyện với Hoa hậu Pia Wutzbach. |
Lan Khuê đã nghe về đánh giá của HH Pia và nói cho H'hen. |
Trước đó, trong phần thi ứng xử chọn vào top 3 chung cuộc, Steve Harvey đã hỏi H'Hen Niê: "The #MeToo movement has sparked a global conversation. In response, some have said that the world has become too politically correct. Do you think the #MeToo movement has gone too far?" (Phong trào #MeToo đã làm nổ ra cuộc tranh luận trên toàn cầu. Đáp lại, một số người cho rằng thế giới đã trở nên "quá đúng đắn về chính trị". Bạn có nghĩ phong trào #MeToo đã đi quá xa?).
"Quá đúng đắn về chính trị" là thuật ngữ trong tiếng Anh chỉ những Chính sách, ngôn ngữ, biện pháp chống nạn phân biệt đối xử, kỳ thị trong xã hội được thực hiện quá đà hoặc không có lý do xác đáng. #MeToo là phong trào chống lạm dụng tình dục trở nên rầm rộ những năm gần đây, song một số ý kiến từng cho rằng phong trào này đôi lúc trở nên quá đà.
Vốn tiếng Anh ít ỏi là có thể là lý do khiến H'hen Niê không lọt vào top 3 chung cuộc. |
Phiên dịch viên của H'Hen Niê đã dịch câu hỏi này thành: "Phong trào #MeToo đã làm thế giới nói chuyện về nhiều. Em có nghĩ là phong trào #MeToo đã nói quá không?".
H'Hen Niê trả lời bằng tiếng Việt: "Bản thân em (cho rằng phong trào này) không nói quá. Bởi vì khi bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ (nạn nhân) lạm dụng tình dục, bảo vệ con người, bảo vệ phụ nữ, đó là một quyền rất lớn".
Phiên dịch viên dịch câu trả lời sang tiếng Anh: "I don't think that it has gone too far. Protecting women and women's rights are the right thing to do" (Tôi không nghĩ phong trào đã đi quá xa. Bảo vệ phụ nữ và quyền phụ nữ là điều đúng đắn cần làm).
H'Hen Niê nói tiếp bằng tiếng Việt: "Con người chúng ta cần được bảo vệ. Và trong cuộc sống, chúng ta cần được tự do, cần được bảo vệ. Cảm ơn".
Phiên dịch viên dịch lại: "Women need protection and rights. Thank you" (Phụ nữ cần nhận được sự bảo vệ và những quyền lợi. Cảm ơn".
Do đó, sau phần thi ứng xử của H'Hen Niê, nhiều cư dân mạng cho rằng phiên dịch viên của cô đã dịch không đủ ý, dẫn đến bất lợi cho đại diện Việt Nam trong phần thi giành suất vào Top 3.
Giang Trần (tổng hợp)