Tin mới

Loạt quy định mới về tiền lương và BHXH có lợi cho NLĐ

Thứ ba, 22/03/2022, 08:50 (GMT+7)

Để bảo vệ quyền lợi của NLĐ, Chính phủ đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ với nhiều điểm mới về tiền lương, BHXH có lợi cho người lao động.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt mới đối với các vi phạm liên quan đến tiền lương, BHXH của người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Qua đó, nhằm hạn chế tình trạng vi phạm của doanh nghiệp, giúp quyền lợi của NLĐ sẽ được đảm bảo hơn. 

Chế độ về tiền lương

Các doanh nghiệp phải trả cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ nếu cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà không trao đổi trước với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ hoặc không thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh (theo điểm c khoản 4 Điều 12).

Trước đó, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho NLĐ nếu vi phạm trong trường hợp:

- Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17).

Trước đây, các doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2-5 triệu đồng:

- Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17).

Trước đó, doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2-5 triệu đồng:

- Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).

Loạt quy định mới về tiền lương và BHXH có lợi cho NLĐ mà nhiều người cần chú ý. Ảnh: Internet
Loạt quy định mới về tiền lương và BHXH có lợi cho NLĐ mà nhiều người cần chú ý. Ảnh: Internet

Về bảo hiểm xã hội

- Các doanh nghiệp không niêm yết công khai hàng năm thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 39).

- Doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động yêu cầu thì bị xử phạt 1 - 3 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 39).

- Doanh nghiệp không làm thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa 75 triệu đồng (khoản 3 Điều 39).

- Doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ bị phạt 12 - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 39).

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news