Tin mới

METRO : chưa phải đóng một đồng thuế từ khi vào Việt Nam

Thứ sáu, 22/08/2014, 11:19 (GMT+7)

Vào Việt Nam đã 12 năm, 11 năm báo cáo kinh doanh thua lỗ\nnhưng METRO Việt Nam bất ngờ được bán cho tỉ phú Thái với giá 870 triệu USD. Từ\ntổng vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD giờ đây METRO Việt Nam được rao\nbán với mức giá gấp trên 10 lần. Mặc dù vậy, tính tới thời điểm này METRO vẫn\nchưa phải đóng một đồng tiền thuế nào cho Nhà nước. 

Vào Việt Nam đã 12 năm, 11 năm báo cáo kinh doanh thua lỗ nhưng METRO Việt Nam bất ngờ được bán cho tỉ phú Thái với giá 870 triệu USD. Từ tổng vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD giờ đây METRO Việt Nam được rao bán với mức giá gấp trên 10 lần. Mặc dù vậy, tính tới thời điểm này METRO vẫn chưa phải đóng một đồng tiền thuế nào cho Nhà nước. 

Giá trị của METRO ở đâu?

Là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), METRO vào VN được nhận rất nhiều ưu đãi về thuế, giá thuê đất, mặt bằng tốt để xây dựng siêu thị. Đối với thuế, công ty này được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 2 năm kể từ khi có lãi. Tất cả 19 siêu thị METRO trong cả nước đều tọa lạc ở vị trí đẹp. Không ít các ưu đãi METRO được hưởng là vì kinh doanh bán sỉ chứ không phải bán lẻ nhưng từ nhiều năm qua, METRO luôn bị tố cáo là lách luật để bán lẻ.

Cụ thể, gian hàng bán lẻ các loại gạo, ngũ cốc xuất hiện tại tất cả các siêu thị METRO, bày bán với đơn vị nhỏ nhất. Việc cấp phát thẻ hội viên được tiến hành ồ ạt, cạnh tranh trực tiếp với những nhà bán lẻ trong nước khác. Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu sai phạm đó không được xử lý nên METRO ngày càng lấn tới.

Đặc biệt, suốt 12 năm kinh doanh ở VN, METRO chỉ báo lãi duy nhất 1 lần dù đã mở tới 19 siêu thị trải dài trên cả nước. Từ tổng vốn đầu tư ban đầu 78 triệu USD, sau 12 năm, METRO đột ngột bán công ty cho doanh nghiệp Thái Lan với giá 870 triệu USD. Số lợi nhuận khổng lồ này chẳng bao lâu nữa sẽ được tập đoàn mẹ ở Đức thu về trong khi VN không thu được thuế thu nhập trong hoạt động kinh doanh cũng như sẽ rất khó thu được thuế chuyển nhượng...

Báo "lỗ" liên tục suốt 11 năm nên đến nay METRO vẫn chưa phải đống một đồng thuế nào. 

Một giám đốc siêu thị tại TP.HCM cho rằng việc METRO được bán với giá cao có thể đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có thể bao gồm những cam kết hỗ trợ kèm theo như mọi ưu đãi từ phía VN... “Khi đầu tư vào các siêu thị, dù theo nguyên tắc lấy ngắn nuôi dài, lấy cái đã có lời nuôi cái mới đang bị lỗ nhưng cũng không doanh nghiệp nào chấp nhận phương án lỗ kéo dài quá 5 năm. Tôi nghĩ rằng 5 năm cũng là thời gian cần thiết và đủ cho một khoản đầu tư vào nhiều ngành nghề khác. Nếu không đạt được mục tiêu và sinh lời trong thời gian đó thì dự án đã thất bại”, vị giám đốc này phân tích.

Trả lời trên báo Thanh Niên, TS. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia của LHQ, cho rằng: Giá trị của METRO nằm ở những mặt bằng mà VN cho phép họ sử dụng. Bình thường nếu một công ty kinh doanh không có lãi thì giá là 0 đồng. Do đó việc trả giá cao hơn 0 đồng vì người mua biết chắc sẽ được sử dụng những vị trí mặt bằng đẹp của METRO.

Liệu METRO báo lỗ để “né” thuế?

Tổng cộng mức lỗ lũy kế đến năm 2012 của công ty này lên đến 598 tỉ đồng với giải thích thua lỗ kéo dài vì phải tập trung mở rộng đầu tư. Trả lời báo Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nghi án chuyển giá của METRO đã được nói đến nhiều lần và trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, cơ quan thuế đã điều tra tới đâu và kết luận như thế nào thì đến nay mọi người cũng chưa biết. “Có thể METRO giải thích rằng sau 12 năm ở VN họ không có lãi vì bao nhiêu tiền kiếm được để đầu tư cho mở rộng kinh doanh. Nhưng ngay cả cách họ xây dựng hàng loạt siêu thị quá dễ dãi cũng là một vấn đề đáng bàn. Theo cam kết WTO của VN, chúng ta mở cửa cho các trung tâm mua sắm nhưng vẫn bảo lưu là sau cái đầu tiên, nhà đầu tư muốn mở cái tiếp theo thì phải được chính phủ xem xét dựa vào nhu cầu thực tế. Việc để cho METRO tung hoành ở VN là kết quả của một quá trình thiếu sự phối hợp của các cơ quan chức năng, như Bộ KH-ĐT không giám sát chặt chẽ, Bộ Tài chính thả lỏng quản lý...”, bà Lan phát biểu. Bà Lan nhấn mạnh: METRO bán với giá cao nhưng họ có một quá trình không nộp thuế cho VN, vậy họ có quyền bán công ty của mình một cách đơn giản như thế rồi ra đi mà cơ quan quản lý thuế VN không có quyền gì sao? Vụ chuyển nhượng METRO cho doanh nghiệp Thái Lan đem tới cho các chuyên gia nhiều nỗi lo, trong đó có việc vào năm 2015 cộng đồng chung ASEAN được thành lập và Thái Lan sẽ rộng cửa đưa hàng vào VN qua hệ thống phân phối, thị phần mà METRO bán lại.

Cũng trên báo này, TS. Vũ Quang Việt: “Hiện nay, các nước đều không có hiệp ước mua bán hay đầu tư trực tiếp nên chính phủ đều có quyền can thiệp. WTO chỉ liên quan đến buôn bán hàng hóa và một số dịch vụ nhất định. VN hoàn toàn có quyền cấm một nước nào đó đầu tư, hoặc đầu tư vào một ngành nào đó. Nhiều người cho đến nay không hiểu điều này. Thường khi bán công ty, cơ quan nhà nước, đặc biệt là thuế, và cơ quan liên quan khác phải xem xét, và có thể yêu cầu hai bên (bên mua và bên bán) nộp đánh giá, nhất là bản cáo cáo tài chính, để biết tại sao lỗ mà họ vẫn mua lại giá cao như thế.

Hòa Phong (tổng hợp)

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news