Bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bà Thân không vào viện cấp cứu ngay mà cố truy đuổi để đập chết rắn cho đến khi bất tỉnh.
Theo tin tức trên báo Vnexpress, tối 3/12, bà Vương Thị Thân ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu trong tình trạng toàn thân tím tái, hôn mê bất tỉnh phải hỗ trợ hô hấp bình oxy. Cánh tay bị rắn cắn của người phụ nữ sưng phù.
Sau khi được các bác sĩ điều trị, chiều 4/12, bà Thân đã qua cơn nguy kịch. Bà cho biết, đã bị một con rắn lục đuôi đỏ to bằng ngón chân cái cắn vào mu bàn tay trái trong lúc cắt cỏ ở vườn. Sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bà Thân lấy mảnh vải băng vết thương rồi cùng con trai ra vườn truy đuổi để đập chết rắn lục đuôi đỏ. Đến chiều tối thì bà Thân bị bất tỉnh và được người nhà đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Người phụ nữ bất tỉnh sau khi truy giết rắn lục đuôi đỏ
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết, bà Thân bị bất tỉnh sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là do bà đã vận động mạnh khi truy giết rắn, gây rối loạn hệ thống tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu, chất độc phát tán nhanh dẫn đến hôn mê.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi người dân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công, phải giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng và đi lại nhiều mà phải cố định, bất động chi hay vị trí bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Khi bị rắn cắn chúng ta dùng băng ép trực tiếp tại vết cắn, sau đó băng dần lên tận gốc chi; Chi trên thì băng lên tới nách còn chi dưới thì băng tới bẹn; Đối với những vết thương ở ngực, bụng thì dùng băng ép trực tiếp lên vết thương, nhưng không quá chặt để không cản trở sự hô hấp của nạn nhân. Sau đó người bị rắn cắn khẩn trương đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.
Theo thống kê, tại các tỉnh như Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 150 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, phải vào cơ sở y tế điều trị.
Ông Hồ Việt Mỹ, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bình Định cho biết, hai tháng qua đã tiếp nhận cấp cứu 45 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn, trong đó nhiều nhất là ở TP Quy Nhơn.
Rắn lục đuôi đỏ là rắn lục có màu xanh và khác với loại rắn thông thường là có đuôi màu đỏ. Loại này có nọc rất độc, nếu cắn người sẽ rất nguy hiểm và tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời. Là loài rắn có nọc độc mà mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.
Đây là loài rắn duy nhất trong họ nhà rắn lục có thể đẻ con. Chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
H.Nguyen