1. Mía mốc
Mía có hàm lượng đường cao, mọng nước nên được mệnh danh là "kho đường". Nhiều người thích làm một cốc nước mía khi đi mua sắm hay du lịch mệt mỏi. Nước mía ngọt mát không chỉ bổ sung nước, cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn mang lại cảm giác ngọt ngào, thích thú cho mọi người.
Theo đông y, mía đường có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, bổ phổi dưỡng ẩm, là sản phẩm tốt để dưỡng khô, bổ sung nước. Tuy nhiên, mía dù ngon đến đâu thì cũng phải cảnh giác khi ăn hay uống nhiều. Mía bị mốc sinh ra độc tố thần kinh là nấm Arthrospora. Loại nấm này chịu nhiệt, tan vào nước, gây hại cho hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa. Sau khi ăn phải mía mốc, trong vòng 2-8 giờ sẽ bị kích thích dạ dày và ruột, sau đó độc tố xâm nhập vào máu, não và gây tổn thương não lan tỏa.
Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nặng có các triệu chứng nhiễm độc thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, khó nuốt, cứng hàm, tiểu không tự chủ, co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh có thể tiến triển thành hôn mê, thậm chí tử vong.
Rất nhiều người vô tình ăn phải mái nấm mốc. Bạn cần nhận biết rõ mía tươi có kết cấu chắc và thịt màu trắng sữa. Nếu mía trở nên mềm, thịt chuyển sang màu đỏ nhạt, nâu nhạt hoặc có đốm, mảng, thoang thoảng mùi chua mốc hoặc khét thì không sử dụng nữa.
2. Sầu riêng
Với nhiều người, sầu riêng nặng mùi, khó ăn nhưng lại rất bổ dưỡng. đây là loại quả giàu protein, tinh bột, các loại vitamin, chất béo, canxi, sắt và phốt pho... có thể bổ sung năng lượng cho con người.
Nhưng cần lưu ý, sầu riêng rất giàu calo và đường. Cứ 100g cùi sầu riêng thì có hàm lượng đường cao tới 27g. Phần lớn đường trong sầu riêng là đường fructose, được hấp thụ trực tiếp vào gan. Sau đó, gan biến đường thành chất béo, làm tăng chất béo trung tính, gây kháng insulin và có khả năng gây hại cho gan. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn quá nhiều đường fructose sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, đồng thời làm tăng gánh nặng cho gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Đồng thời, sầu riêng cũng có lượng calo cực cao, cao tới 153 calo trên 100 gam. Do đó, những người có lượng đường trong máu không ổn định, người cần kiểm soát cân nặng thì không nên ăn nhiều sầu riêng. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá 2 múi sầu riêng mỗi ngày (không quá 100g). Nếu ham ăn sầu riêng trong một thời gian dài, lượng đường và lipid trong máu sẽ tăng lên từng ngày, chất béo được tích trữ khiến cơ thể bạn dần phát phì và đổ bệnh.
Vào mùa hè, hãy ăn xen kẽ 3 loại quả chua có tác dụng bổ gan, kiện tỳ rất mạnh:
1. Dâu tằm
Dâu tằm có vị chua ngọt, có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhất định. Theo đông y, dâu tằm có tác dụng bổ can thận, bổ âm dưỡng huyết, bổ khô nhuận cơ, thường dùng điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan thận âm hư như chóng mặt, ù tai, đau lưng, mất ngủ, mộng tinh, râu tóc bạc sớm...
Do đó, nếu muốn giảm các triệu chứng thận hư như khô miệng, khô họng, đổ mồ hôi đêm, tiểu nhiều, bạn có thể ăn một ít dâu tằm hoặc uống một ít nước dâu tằm. Khi ăn dâu tằm tươi nên chọn những quả chín màu tím đen, mỗi lần ăn từ 20-30 quả là tốt nhất. Tuy nhiên, dâu tằm có tính lạnh, không thích hợp cho người tỳ vị hư hàn.
2. Quả sơn trà
Quả sơn trà có vị chua ngọt, mọng nước rất tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều khoáng chất như cellulose, axit trái cây, vitamin, kali, phốt pho, sắt và canxi, không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch dạ dày mà còn kích thích ăn ngon miệng.
Trong đông y, sơn trà trị phổi bất lực, ho lao, thổ huyết, ho khạc đờm. Quả có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng hóa đờm, điều hòa, kiện tỳ ích khí, ích phế, tỳ vị. Cần lưu ý, quả sơn tra tính mát, người tỳ hư, đờm ẩm, tiêu chảy không nên ăn nhiều. Ngoài ra, hạt của quả sơn trà có độc, nếu ăn nhầm có thể gây ngộ độc.
3. Quả nho
Nho là loại quả có tính chua, có thể dưỡng gan âm, khắc chế gan dương, giúp hạ hỏa. Mùa hè ăn nho có thể giải nhiệt bên trong, bổ dưỡng gan, giúp cơ thể phục hồi.
Y học hiện đại phát hiện nho chứa rất nhiều vitamin C, ăn điều độ có thể tăng cường sự trao đổi chất của gan. Điều quan trọng nhất là một số hoạt chất tự nhiên trong nho, chẳng hạn như phenol giúp bảo vệ gan. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh được nho giúp phục hồi chức năng thận. Những người thận kém, thận hư có thể ăn nho để phục hồi.