Lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng
Khoản 5 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của công chức bằng mức lương cơ sở, vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, theo Nghị định 204 của Chính phủ, lương của cán bộ, công chức,viên chức được tính theo công thức: Mức lương cơ sở x (nhân) hệ số lương.
Mức lương cơ sở chưa tăng do đó nhiều khoản của cán bộ công chức cũng giữ nguyên như cũ. Ảnh: Internet
Theo đó, nếu như mức lương cở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, lương của công chức này là 2,34 x 1,6 = 3,74 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 260.000 đồng/tháng).
Điều 7 của Nghị định số 146 năm 2018 của Chính phủ quy định về mức BHXH với nhiều đối tượng:
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người thuộc hộ cận nghèo: Đóng 4,5% mức lương cơ sở.
Do chưa tăng mức lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng nên mức đóng của các đối tượng nêu trên vẫn 67.050 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: 6 Chính sách mới quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2020
Đối với những người tham gia BHYT hộ gia đình, mức đóng cũng căn cứ vào mức lương cơ sở. Khi mức lương này tăng, mức đóng cũng sẽ tăng tương ứng.
Mức lương cơ sở chưa tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Internet
Người dân đóng BHYT từ đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Trợ cấp dưỡng sức sau sinh
Điều 41 Luật BHXH, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, là 447.000 đồng/ngày. Trợ cấp dưỡng sức sau sinh nếu tăng lương sẽ ở mức 480.000 đồng/ngày.
Trợ cấp một lần khi sinh con
Điều 38 Luật BHXH năm 2014, trợ cấp 1 lần khi sinh con của công chức nữ bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó sinh con và vẫn là 2,98 triệu đồng. Nếu tăng lương cơ sở 1,6 triệu đồng/ tháng, trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x 1,6 triệu đồng = 3,2 triệu đồng.