Tin mới

Nam sinh nghĩ quẩn sau khi bị bố mắng vì chơi điện tử: Phụ huynh cần nhìn lại để tránh hệ luỵ

Thứ sáu, 24/06/2022, 10:46 (GMT+7)

Mới đây, sự việc nam sinh lớp 8 ở Hoa Lư, Ninh Bình nghĩ quẩn sau khi bị bố mắng vì chơi điện tử đã gây rúng động dư luận. Sự việc khiến nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi này không khỏi băn khoăn về phương pháp dạy con của mình.

Ngày 24/6, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nam sinh lớp 8 treo cổ tự tử vì bị bố mắng khi chơi điện tử.

Thông tin ban đầu, sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 17h ngày 22/6 tại thôn Quán vinh, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Nạn nhân là cháu P.T.D. (SN 2008) đã khóa trái cửa phòng ngủ trên tầng 2 rồi dùng dây dù treo cổ tự vẫn. Khi gia đình phát hiện ra và đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Nam sinh chơi điện tử bị bố mắng. Ảnh minh họa: Internet
Nam sinh chơi điện tử bị bố mắng. Ảnh minh họa: Internet

Ngay sau khi nhận được tin báo, vào khoảng 17h30, Công an huyện Hoa Lư  đã có mặt tại hiện trường và cùng các ngành chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường.

Theo Công an tỉnh Ninh Bình, cháu P.T.D. là học sinh lớp 8C, trường THCS Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư. Được biết, cháu D. có kết quả học tập tốt, không mâu thuẫn với ai. Trưa cùng ngày xảy ra vụ việc, cháu bị bố mắng vì chơi điện tử. Đến chiều thì gia đình phát hiện ra thảm kịch trên.

Nhiều phụ huynh khi thấy con mắc lỗi, bướng bỉnh không nghe lời… thì đã dùng mọi biện pháp hà khắc như la mắng, phạt, thậm chí đánh đập, với mong muốn con đi đúng đường. Ảnh minh hoạ
Nhiều phụ huynh khi thấy con mắc lỗi, bướng bỉnh không nghe lời… thì đã dùng mọi biện pháp hà khắc như la mắng, phạt, thậm chí đánh đập, với mong muốn con đi đúng đường. Ảnh minh hoạ

Sự việc đau lòng này tiếp tục tục là hồi chuông cảnh tỉnh tới nhiều bậc phụ huynh khi có con ở độ tuổi dậy thì, bởi trước đó đã có không ít những vụ việc tương tự. Nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang khi liệu có tiếp tục mắng con khi chúng làm sai.

Có con đang trong độ tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh thường tỏ ra bất lực vì càng ngày trẻ càng trở nên khó bảo, ương bướng và đua đòi. Ảnh minh hoạ
Có con đang trong độ tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh thường tỏ ra bất lực vì càng ngày trẻ càng trở nên khó bảo, ương bướng và đua đòi. Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia tâm lý, phụ huynh không nên dồn các em trong độ tuổi dậy thì (vốn có nhiều biến đổi tâm sinh lý) đến “chân tường” bằng cách la mắng thái quá hoặc dùng những lời lẽ quá xúc phạm khi các em phạm lỗi. Thay vào đó, cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ sự việc và tìm cách khuyên bằng lý lẽ sẽ hiệu quả hơn.

Nhiều phụ huynh không tin tưởng con mình, họ cho rằng mọi suy nghĩ và hành động của trẻ luôn non nớt và chưa chuẩn mực, vì thế cần phải uốn nắn nhiều. Nếu phát sinh những hành động lệch chuẩn, trẻ sẽ bị chụp mũ là sai trái, hư hỏng.

Nhiều gia đình thường xuyên xảy ra những trận cãi vã. Bữa cơm đôi khi cũng 'chan đầy nước mắt' bởi con phạm lỗi, bố mẹ không kiềm chế được mà la mắng; còn con thì tức tối bỏ vào phòng. Ảnh minh hoạ
Nhiều gia đình thường xuyên xảy ra những trận cãi vã. Bữa cơm đôi khi cũng "chan đầy nước mắt" bởi con phạm lỗi, bố mẹ không kiềm chế được mà la mắng; còn con thì tức tối bỏ vào phòng. Ảnh minh hoạ

Việc không được lắng nghe ý kiến sẽ khiến chúng bắt đầu cảm thấy cô độc trong chính gia đình của mình. Những rạn nứt trong tình cảm cũng bắt đầu từ đây. Một khi không được lắng nghe mà còn bị phán xét, trẻ sẽ không còn nhu cầu chia sẻ với cha mẹ nữa. Dần dần, chúng lặng lẽ rời bỏ mối quan hệ khăng khít với cha mẹ mình.

Kết quả là bố mẹ cảm thấy con cái mình rất ngoan ngoãn vì không bao giờ cãi lại. Nhưng một khi chúng gặp khó khăn vượt quá khả năng giải quyết của mình, hệ quả thường rất bi đát.

Về phần các em cũng cần nhận thức rằng, việc kết thúc cuộc đời không những phải hứng chịu đau đớn mà còn là hành động sai trái.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news