Tin mới

Nếu không biết 3 nguyên tắc sau đây thì dù tiền kiếm nhiều hay ít bạn cũng sẽ bị cạn sạch, giàu có cũng không thể an tâm

Thứ năm, 29/03/2018, 14:28 (GMT+7)

Tiền thì có kiếm ra, nhưng tại sao cuối tháng nào cũng hết, cuối năm nào nhìn lại cũng chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu?

Tiền thì có kiếm ra, nhưng tại sao cuối tháng nào cũng hết, cuối năm nào nhìn lại cũng chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu?

Hằng ngày, hầu như bạn bè xung quanh bạn thường "tám" về các vấn đề: "ăn uống, vui chơi", khi về đến nhà lại cùng người trong nhà khác bàn về "thực phẩm, quần áo, giáo dục, tiền điện, tiền nước…".

Bàn nhiều là vậy, nhưng bạn có thấy những vấn đề này chỉ chung quy lại một vấn đề duy nhất, đó là "tiền’’. Cũng chính vì việc lớn việc nhỏ gì cũng liên quan đến tiền nên cứ nhắc đến "tài chính" là ai cũng cảm thấy phiền phức.

Vậy thật sự điều gì trong vấn đề tài chính khiến bạn thấy mệt mỏi? Đó chính là:

1. Kế hoạch tiêu xài

Bàn đến hạch toán thấy phiền chết đi được, nếu là hạch toán trong kinh doanh thì thật sự là vừa khó chịu vừa không biết phải làm sao. Nhất là khi đi mua sắm, tâm trạng vui là ý như rằng vung tay quá chớn, mua cho thật nhiều, đâu còn để ý đến cái gọi là " hạch toán chi tiêu".

2. Kế hoạch đầu tư

Đầu tư thì sợ rủi ro, không đầu tư thì cũng thiệt hại. Cả ngày đi làm đã mệt mỏi, làm gì có thời gian mà quản lý kế hoạch đầu tư, học về cổ phiếu, giao dịch lên sàn, xuống sàn… Tối đến, còn chăm lo con cái, lấy đâu ra thời gian.

3. Thuế

Nhà nước quy định, kinh doanh nhỏ thì có thuế môn bài, kinh doanh lớn thì có thuế doanh nghiệp. Mua xe thì có thuế tiêu thụ đặc biêt, mua sản phẩm tiêu dùng thì là thuế giá tri gia tăng, thu nhập mà cao còn có thuế thu nhập cá nhân…

Quá nhiều các loại thế, và nếu bản thân mỗi người đều hiểu biết hết thì cần đi làm làm gì nữa?

Vậy chúng ta phải giải quyết những vấn đề phiền phức này như thế nào?

một: Phân loại chi phí, đưa ra dự toán chi phí

Cần lên bản chi tiết phân loại các loại chi phí, ví dụ như: "Chi phí cho bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều’’, hoặc phân loại phạm vi rộng hơn, như: chi phí ăn uống, chi phí giáo dục, chi phí du lịch, vui chơi…"

Từ phạm vi phân loại sẽ đưa ra dự toán để khống chế chi phí, ví dụ: Bữa sáng cho cả gia đình 3 người là 40k, bữa trưa 60k, bữa tối 50k. Đưa ra nguyên tắc dự toán như vậy vừa có hiệu quả lại vừa giúp bạn điều chỉnh được cuộc sống sinh hoạt cho phù hợp với ngân sách của gia đình.

Nguyên tắc 2: Đầu tư thì phải biết chấp nhận rủi ro, như vậy dù lãi hay lỗ cũng đều thấy thoải mái

Đầu tư thì có được có mất, cũng giống như đi ăn ở một nhà hàng mới: nếu đồ ăn ngon là lời, mà đồ ăn dở là lỗ. Bạn đâu có biêt đồ ăn ở đó dở đâu mà tránh.

Bạn chỉ có thể đi ăn với một tâm thái như thế này "Cùng lắm thì lần sau không ăn ở đó nữa’’. Đầu tư cũng giống như vậy, luôn chuẩn bị sẵn tâm lý để luôn thấy thoải mái, không bị áp lực.

Nếu không biết 3 nguyên tắc sau đây thì dù tiền kiếm nhiều hay ít bạn cũng sẽ bị cạn sạch, giàu có cũng không thể an tâm - Ảnh 1.

Nguyên tắc 3: Tìm một người cố vấn tài chính phù hợp với bản thân

Vấn đề về thuế: nói đơn giản thì là đơn giản, nói phức tạp thì cực kỳ phức tạp. Công ty thì có thể thuê kế toán về giải quyết, còn đối với mỗi cá nhân chúng ta thì sao?

Bạn có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn đề xin lời khuyên, hoặc có thể hỏi bạn bè, người quen, những người có nghiệp vụ chuyên môn về thuế, họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Mục tiêu cuối cùng của vấn đề tài chính là tìm đến niềm vui thích, tránh xa sự mệt mỏi . Nếu vấn đề tài chính khiến bạn thấy phiền phức, thì bạn cần tìm cách điều chỉnh lại hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia.

Muốn giải quyết được vấn đề thì cần tìm người đứng ở cùng một lập trường quan điểm với mình, có như vậy thì bạn mới cảm thấy được giải tỏa, công việc mới có thể giải quyết một cách thuận lợi.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news