Tin mới

Ngày xưa thầy cô đánh học sinh nhiều hơn bây giờ?

Thứ bảy, 22/02/2014, 09:30 (GMT+7)

Để dẫn đến tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò như hiện nay là do chúng ta quá đề cao quyền bình đẳng. Ngày xưa thầy cô như cha mẹ có quát mắng, đánh đập mới nên người. Học trò rất sợ thầy cô giáo, không ai dám hư. Thế nhưng hiện nay chỉ cần thầy cô đánh học sinh một cái thì ngay tức khắc học sinh sẽ: "Thầy dám đánh tôi, tôi quay clip tung lên mạng thì coi như sự nghiệp của thầy tiêu tan"... Âu cũng là một nỗi buồn tủi của nghề làm "thầy" hiện nay!

Để dẫn đến tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò như hiện nay là do chúng ta quá đề cao quyền bình đẳng. Ngày xưa thầy cô như cha mẹ có quát mắng, đánh đập mới nên người. Học trò rất sợ thầy cô giáo, không ai dám hư. Thế nhưng hiện nay chỉ cần thầy cô đánh học sinh một cái thì ngay tức khắc học sinh sẽ: "Thầy dám đánh tôi, tôi quay clip tung lên mạng thì coi như sự nghiệp của thầy tiêu tan"... Âu cũng là một nỗi buồn tủi của nghề làm "thầy" hiện nay!

 Bạn đọc TT đã nêu ý kiến như vậy khi đọc bài viết "4 lý do khiến đạo đức người thầy xuống cấp trầm trọng" đăng tải vào ngày 20/2/2014 trên Báo điện tử giadinh.net.vn.
 
Thế hệ trước không có nhiều học sinh hỗn láo như bây giờ
ngay-xua-thay-co-danh-hoc-sinh-nhieu-hon-bay-gio
 
Bạn TT cho rằng, để dẫn đến tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò như hiện nay là do chúng ta quá đề cao quyền bình đẳng. Ngày xưa thầy cô như cha mẹ có quát mắng, đánh đập mới nên người. Học trò rất sợ thầy cô giáo, không ai dám hư. Do đó thế hệ trước không có nhiều các học sinh hỗn láo với thầy cô, cha mẹ. Hiện nay chỉ cần thầy cô đánh học sinh một cái thì ngay ngày hôm sau cả nước đã biết. 
Báo chí cũng là một công cụ giúp cho học sinh hư hơn. Chúng cứ ỉ lại là “thầy dám đánh tôi, tôi quay clip tung lên mạng thì coi như sự nghiệp của thầy tiêu tan...”. Làm nghề như thế thì kể ra cũng buồn thật. Đừng nói chuyện đạo đức người thầy xuống cấp. Thật sự ngày xưa thầy cô giáo đánh học sinh nhiều hơn bây giờ nhiều...Giờ đây, khi đã trưởng thành tôi lại thấy phải cám ơn những cái đánh mắng đó, nhờ nó mà bao thế hệ nên người"

Cũng là người trong nghề, bạn MT cho rằng: "Mặc dù không đồng ý với kiểu giáo dục bằng vũ lực như trường hợp trên. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, học sinh, sinh viên bây giờ rất khó bảo. Các em thích làm theo ý mình nên đôi khi làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên. Giáo viên vì vậy có người tỉnh táo thì dằn xuống được còn những thầy cô mới vào nghề chưa đủ kinh nghiệm thì dễ bị kích động. Thời bây giờ học sinh sinh viên quyết định người thầy. Thầy cô nào mà khó một chút là học sinh sinh viên sẽ có ý kiến với BGH thay đổi liền. Vì học sinh sinh viên là khách hàng mà khách hàng là thượng đế thì thầy cô phải chiều theo thôi!"
 
Nhớ ngày xưa khi còn đi tiểu học, lúc nào trên bàn giáo viên cũng có một cây thước gỗ vừa để giúp công việc kẻ vừa là phương tiện trị những học sinh ngổ ngáo. Có bạn bị giáo viên đánh sưng tay nhưng về không dám nói lại với phụ huynh vì còn sợ bị đánh thêm. Còn bây giờ mỗi khi tan học về nhà là phụ huynh thường hỏi con em mình có bị giáo viên la mắng hay phạt gì không. Nếu học sinh trả lời có là hôm sau phụ huynh lên thẳng BGH nói chuyện ngay. Như vậy việc học sinh sinh viên cãi ngang với giáo viên thì có gì khó hiểu đâu. Lỗi do đâu? Mong Bộ GD&ĐT hãy trả lời?
 
Không nên trách các em học sinh
 
Trái ngược với những ý kiến trên, bạn Anh Tuấn lại cho rằng không nên trách các em. Lý do là bởi những người đã đảm nhận trách nhiệm trồng người cho tương lai mà đối xử với các em như vậy thì buộc lòng các em phải phản ứng. Có nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là ở độ tuổi của các em cũng có lòng tự trọng và sĩ diện của mình. Học trò mà đánh thầy đó là một lỗi lầm không thể tha thứ được, nhưng cũng mong mọi người tự hỏi là vì lý do gì mà ra nông nổi như vậy!
 
Theo bạn Hoàng Yến, nguyên nhân chính vẫn là do đạo đức xã hội xuống cấp. Thầy của các thầy (thầy dạy tại các trường đại học và cao đẳng) còn xuống cấp về đạo đức như: Làm tiền học sinh, quan hệ không lành mạnh, đổi tình lấy điểm, vị thành tích...Từ đó mới dẫn đến các hiện tượng không thể chấp nhận như các bài báo đã nêu. 
 
 Còn bạn Hải Phòng lại viết: “Nhiều ý kiến cho rằng thầy đánh trò là đúng và so sánh với thầy ngày xưa đánh trò nên người? Tôi nghĩ thầy có quyền đánh mắng học sinh nhưng phải mang tính giáo dục, đánh để học sinh sợ mà sửa sai, đánh có roi có thước chứ không phải xử nhau như côn đồ như người thầy ở Bình Định như vậy. Tôi cũng học sư phạm ra, trước đây chúng tôi vào sư phạm là những người thực sự yêu nghề này và yêu trẻ, có năng khiếu và sở thích với nghề. Hiện nay các trường sư phạm tuyển sinh ồ ạt, các môn học thì pha trộn không chuyên sâu về sư phạm đã dẫn đến tình trạng này. Tôi nghĩ nên để Trường Đại học sư phạm chỉ chuyên sâu về đào tạo sư phạm. Như trường ĐH SPNN trước đây là một ví dụ, từ nếp sinh hoạt và lời ăn tiếng nói của người phục vụ đến giáo viên đều rất mô phạm. Chúng tôi ra trường đã 20 năm nhưng vẫn luôn nhớ đến nếp sống giản dị và mô phạm của các thầy cô.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news