Ngôi làng "nhà tranh vách gỗ" trị giá gần 4 tỷ đồng
Thứ tư, 06/05/2015, 17:20 (GMT+7)
Ngôi làng gồm có 1 nhà Gươl, 10 moong (nhà truyền thống), 1 nhà dài và một nhà mồ. Kinh phí để xây dựng ngôi làng gần 4 tỷ đồng.
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Ngôi làng gồm có 1 nhà Gươl, 10 moong (nhà truyền thống), 1 nhà dài và một nhà mồ. Kinh phí để xây dựng ngôi làng gần 4 tỷ đồng.
|
Năm 2006, huyện Tây Giang tách ra từ huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam. Từ khi tái lập huyện đến nay, Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể và đồng bào đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ-tu trên địa bàn huyện. Để bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào Cơtu, lãnh đạo huyện Tây Giang đã dành một khu đất rộng 2ha xây dựng một khu bảo tồn. |
|
Ngôi làng được xây dựng trên mỏm đồi thuộc thị trấn A tiêng, huyện Tây Giang. |
Video:
[mecloud]CzsmfYZZGN[/mecloud]
|
Huyện Tây Giang đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để xây dựng Khu làng văn hóa. Trong đó có 1 nhà Gươl (trung tâm làng), còn có 10 Moong (nhà truyền thống) do nhân dân 10 xã trong huyện góp công sức xây dựng, 1 ngôi nhà dài (còn lại duy nhất ở miền núi Quảng Nam, với 40 bếp) được đưa từ Ch'ơm về phục dựng và ngôi nhà mồ với những lối kiến trúc và điêu khắc nguyên bản phong cách Cơ-tu rất đặc sắc và 1 nhà mồ. (Trong ảnh là nhà Gươl - trung tâm làng) |
|
Nhà Gươl là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, cộng đồng của người Cơ-tu. |
Nhà ở truyền thống của người Cơ Tu.
|
Nhà dài (còn lại duy nhất ở miền núi Quảng Nam, với 40 bếp) là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình. |
|
Phía trong nhà dài. |
|
Nhà mồ là một nét văn hóa đặc sắc với những lối kiến trúc và điêu khắc nguyên bản của đồng bào Cơ-tu. |
|
Anh Ploong Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tây Giang đang giới thiệu về nhà mồ. |
|
Những hình nhân được nghệ nhân Cơ-tu điêu khắc quanh nhà mồ rất khéo léo, độc đáo. |
|
Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tây Giang trăn trở: "Đồng bào Cơ Tu chiếm trên 95% dân số toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 85% (số liệu năm 2007). Cuộc sống người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào lâm nghiệp và nông nghiệp. Để vực dậy kinh tế, đời sống cho người dân. Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể, lãnh đạo huyện đã xác định phải phát triển ngành du lịch. Mặc dù lãnh đạo huyện đã rất quan tâm đầu tư, tuy nhiên, để Tây Giang thực sự là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách thì cần nguồn lực lớn hơn nữa để phát huy được tiềm năng du lịch văn hóa vốn có." |
|
Một số du khách thích thú khi tham quan làng truyền thống. |
|
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại nhà Gươl. |
|
Trung tâm hành chính huyện Tây Giang nằm về phía Nam của dãy Trường Sơn, cách Tam Kỳ khoảng 200km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 120km về phía Tây, có đường Hồ Chí Minh chạy qua. Tộc người Cơ Tu nơi đây đã sở hữu một kho tàng văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn xác định văn hóa Cơ-tu là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. |
Đức Thuận