Tin mới

Người "cướp cơm hà bá" ở làng vạn chài thượng nguồn sông Đà

Thứ tư, 15/07/2015, 19:45 (GMT+7)

Một vài người dân sống trên bờ cảm thấy e ngại khi ông sống trên sông nước mà dám cả gan cướp cơm của hà bá, ông chỉ cười "Tôi chẳng tin vào mấy thứ mê tín dị đoan, tôi cũng chẳng thấy hà bá nào cả, thấy người ta chết đuối thì mình chỉ nghĩ là mình phải cứu người ta. Ngày xưa, có người cảm động cho tiền, có người hoàn cảnh khó khăn, không có tiền mai táng cho người thân, chúng tôi còn cho thêm tiền. Những người dân sống ở đây, hầu như ai cũng đều nghèo khó cả"

Một vài người dân sống trên bờ cảm thấy e ngại khi ông sống trên sông nước mà dám cả gan cướp cơm của hà bá, ông chỉ cười "Tôi chẳng tin vào mấy thứ mê tín dị đoan, tôi cũng chẳng thấy hà bá nào cả, thấy người ta chết đuối thì mình chỉ nghĩ là mình phải cứu người ta. Ngày xưa, có người cảm động cho tiền, có người hoàn cảnh khó khăn, không có tiền mai táng cho người thân, chúng tôi còn cho thêm tiền. Những người dân sống ở đây, hầu như ai cũng đều nghèo khó cả"

Tìm về xóm vạn chài Tân Thịnh, thuộc phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình vào một ngày giữa tháng Bảy nắng nóng, con sông Đà đục ngầu mênh mông, lác đác những chiếc thuyền của cư dân neo đậu càng khiến khung cảnh của làng chài trở nên ảm đạm.

Làng vạn chài Tân Thịnh nằm ven bờ sông Đà, hiện có 57 hộ sinh sống với 242 nhân khẩu sống trên thuyền

Cư dân ở làng vạn chài Tân Thịnh nằm lênh đênh trên sông nước, neo đậu dọc bờ phía thượng nguồn sông Đà. Hiện tại, làng vạn chài có 57 hộ sinh sống và có đến 242 nhân khẩu.

Những con người sinh sống và gắn bó cuộc sống của mình với sống nước nơi đây đã chứng kiến nhiều vụ chết đuối và hẳn nhiên người ta không thể không nhắc đến một ông lão đã từng cứu sống biết bao nhiêu người dân bị chết đuối - người đã dám cả gan "cướp cơm hà bá", ông là Ngô Văn Tám.

Lưu lạc lên sông Đà thành dân vạn chài 

Chòng chành trên chiếc thuyền tôn nhỏ, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên được chiếc thuyền của gia đình ông Ngô Văn Tám (88 tuổi).

Trên con thuyền chưa đầy mười mấy mét vuông là không gian sinh sống của ông cùng người vợ của mình.

Chiếc tivi nhỏ nhắn được đặt ở góc nhà, ông Tám đang tựa lưng vào mạn thuyền, nheo mắt khi thấy có người lạ đến thăm.

Ông trầm ngâm cho biết trước đây quê gốc của ông ở Thái Hòa, Ba Vì, đến năm 2007, ông cùng vợ mình lưu lạc lên đây kiếm sống.

Hồi đó, cá dồn về đây nhiều nên ông đã cùng vợ mình lên tận trên đây để làm nghề đánh bắt cá để kiếm sống. Nhiều người dân ở các vùng lân cận như Sơn La, Phú Thọ... cũng lưu lạc về đây. Lâu dần, họ hình thành những cụm chài nhỏ, đánh bắt trên sông Đà.

Năm 2007, khi có chế độ nhập hộ khẩu cho dân cư làng chài lên bờ, những người dân vạn chài mới quy tụ thành một xóm nhỏ dọc bờ sông Đà. Cũng từ đây, những người dân vạn chài đã quyết định gắn bó với nơi đây, chọn đây là chốn dừng chân và sống bằng nghề đánh bắt cá dọc phía thượng nguồn sông Đà, gần với thủy điện Hòa Bình.

Gia đình ông trước kia cũng khá đông, có đến 7 người con với 4 người con gái và 3 người con trai. Sau đó, các con của ông lập gia đình và cũng tiếp tục sống với nghề đánh bắt cá trên sông.

Cứu người vì "chữ tâm"

Ông Ngô Văn Tám (88 tuổi) người được người dân xung quanh gọi là người "cướp cơm hà bá trên sông". 

Từ ngày sống ở đây, ông Tám không nhớ nổi mình đã cứu được bao nhiêu người chết đuối. Dòng sông Đà cung cấp nguồn sống cho nhiều người dân ở khu làng vạn chài bé nhỏ, nhưng cũng là nơi cướp đi mạng sống của nhiều người dân vô tội. "Trước kia, ngày nào cũng có người chết đuối, số người bị chết đuối từ đây lên tận mạn Phú Thọ nhiều lắm", ông Tám cho biết.

Vài năm trở về trước, mỗi khi vào mùa lũ, nhà máy thủy điện Hòa Bình tiến hành xả lũ, mực nước lên cao cũng là khoảng thời gian nhiều người bị chết đuối.

Ông Tám chia sẻ "Tôi sống ở sông nước cũng gần chục năm rồi, cứu người bị chết đuối, những người ở bên lương rất kiêng vì người ta cho rằng cướp đi miếng cơm của hà bá trên sông. Nhưng cứ thấy người chết đuối là tôi nhảy xuống cứu chứ không suy nghĩ gì"

Những người bị chết đuối thường do sẩy chân, không biết bơi. Ông chia sẻ, dụng cụ để cứu người bị chết đuối là lưỡi câu chùm, khi thấy người chết đuối, ông lặn xuống và dùng lưỡi câu chùm để tìm người chết đuối.

Lia lưỡi câu khoảng 2 lượt, nếu gặp người, nó sẽ tự động cụp lưỡi câu và bám vào quần áo của người bị chết đuối. Còn nếu như lia hai lượt lưỡi câu mà không thấy thì 2 đến 3 ngày sau xác sẽ nổi lên và trôi dạt về phía chân cầu. Lúc đó chỉ còn cách đi vớt xác về để làm mai táng cho những người xấu số.

Ông ngậm ngùi "Cách đây gần chục năm, 12 người gồm học sinh lớp 10 đến lớp 12 của trường lao động  bên xã Yên Bông đi thuyền từ bên này sông sang bên kia sông để xem phim. Lúc đó trời nhá nhem tối, thuyền thì nhỏ mà người đông nên đến giữa sông thì bị lật. Tôi cùng 3 người dân chài nữa nhảy xuống cứu nhưng cũng chỉ cứu được 6 người, còn 6 người không cứu được, hôm sau thì xác mới nổi lên".

Ông Tám cũng cho biết, trước đây, người dân không ý thức được mực nước dòng sông Đà rất sâu nên chủ quan, nhiều trường hợp còn bị chết đuối. Nhưng vài năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước phổ biến Chính sách nhiều nên tình trạng người dân bị chết đuối cũng đã giảm đi nhiều.

Thanh niên bây giờ cũng học bơi và ý thức được sự nguy hiểm nên việc chết đuối cũng giảm hơn so với trước.

Một vài người dân sống trên bờ cảm thấy e ngại khi ông sống trên sông nước mà dám cả gan cướp cơm của hà bá, ông chỉ cười "Tôi chẳng tin vào mấy thứ mê tín dị đoan, tôi cũng chẳng thấy hà bá nào cả, thấy người ta chết đuối thì mình chỉ nghĩ là mình phải cứu người ta. Ngày xưa, có người cảm động cho tiền, có người hoàn cảnh khó khăn, không có tiền mai táng cho người thân, chúng tôi còn cho thêm tiền. Những người dân sống ở đây, hầu như ai cũng đều nghèo khó cả"

Ước mơ có mảnh đất trên bờ

Vợ ông Tám giờ đã già, tai không còn nghe rõ nữa, bà ngồi ở đầu mạn thuyền trầm ngâm ngắm nhìn bọn trẻ con xung quanh tắm và đùa nghịch.

Vợ ông Tám cũng đã già, bị nặng tai, phải nói to bà mới nghe được rõ.

Ông Tám giờ cũng đã gần 90 tuổi, ông cho biết mình không còn đủ sức để đánh bắt cá sinh sống nữa. Hàng tháng, gia đình ông nhận được 360.000 đồng tiền trợ cấp từ chính quyền địa phương. Sau gần chục năm lênh đênh trên sông nước, ông lại mong muốn có được mảnh đất để sinh sống khi về già.

Ông Tám cũng như nhiều người dân của khu làng vạn chài đều mong muốn có được mảnh đất trên bờ để sinh sống.

Ông chia sẻ "Giờ già rồi, không thể kiếm sống bằng nghề đánh bắt nữa, tôi cũng như những người dân làng vạn chài đều mong muốn có được mảnh đất trên bờ để con cháu sau này có cơ hội được sinh sống và làm nghề như những đứa trẻ sống trên bờ. Chúng tôi và ba mẹ chúng nó cũng không thể bỏ nghề được, nhưng bọn trẻ còn tương lai, chúng nó được đi học, chúng nó phải đi làm ngành nghề thì chúng nó mới có cuộc sống khấm khá, ổn định được".

Minh Di (Còn nữa)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news