Tin mới

Người đàn bà chửi cả ngõ chỉ vì cái… hố ga

Thứ tư, 23/04/2014, 10:52 (GMT+7)

Hết chửi cha, chửi mẹ rồi bà ta chửi tổ sư thằng nào cho công nhân vào đào trước ngõ nhà bà. Chuyện cũng chẳng có gì to tát, tất cả cũng chỉ vì…cái hố ga.

Hết chửi cha, chửi mẹ rồi bà ta chửi tổ sư thằng nào cho công nhân vào đào trước ngõ nhà bà. Chuyện cũng chẳng có gì to tát, tất cả cũng chỉ vì…cái hố ga.

"Ông bà tổ tiên" được dịp phơi bày

Vợ chồng ông Trần Văn Thái cùng gần chục hộ dân trú tại ngõ 123 Tân Triều, (Thanh Trì, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc khi bị người đàn bà có tên L chửi bới, lăng mạ, đào cả "tổ tiên, ông bà" ra để chửi.

Ông Thái kể: Vợ chồng ông cùng 10 hộ dân khác hàng chục năm nay phải sống trong cảnh khổ sở chỉ vì cái ngõ vô cùng hẹp, thấp, mỗi mùa mưa đến thì ngập ngụa nước.

Chính vì thế, để thoát khỏi cảnh “sống dở, chết dở” ấy, các hộ dân đã bàn bạc và quyết định góp tiền để cải tạo lại ngõ mới cao hơn trước để không bị ngập úng nữa.

Vậy mà, sau khi đào cống thoát nước dẫn tới hố ga trước của nhà bà L thì bà ấy một mực cho rằng hố ga ấy là của nhà bà của. Hễ ai gọi thợ vào làm là bà ấy chửi, 3,4 ngày nay bà ấy chửi rất thậm tệ. Ông bà tổ tiên của hơn chục hộ từ bao đời, bao ấm ức, thói xấu được dịp để bà ấy tung ra nhức hết lỗ tai.

“Hết chửi cha, chửi mẹ rồi bà ta chửi tổ sư thằng nào cho công nhân vào đào trước ngõ nhà bà. Chuyện có gì to tát đâu, tất cả cũng chỉ vì cái hố ga trước cửa nhà bà ấy”.

“Tôi phải khâm phục bà ấy vì chửi rất hay, chửi bài bản. Cả xóm được 3 ngày đinh tai nhức óc với tiếng chửi rủa thâm độc ấy”, ông Thái nhận xét.

Ông Ngọc cùng xóm bức xúc nói: “Tôi thật không hiểu bà ấy giữ làm gì cái hố ga ấy, cho chúng tôi xây thì có sao đâu. Gán ông bà, tổ tiên chúng tôi là "họ hàng" của các loài vật không thể chấp nhận được.

Chúng tôi khổ biết bao năm rồi. Giờ chỉ mong nâng cấp lên cho con cháu đi đỡ khổ, vất vả. Thế mà bà ấy không nể nang ai, hễ chúng tôi đào lên thì bà ấy lấp lại. Ai có phàn nàn gì thì bà ấy chửi thậm tệ, không ra gì”.

Quá ích kỷ

Ông Thái kể: ngày 18/4, sau khi án ngự không cho thợ tiếp tục làm công việc của mình, bà L yêu cầu các hộ dân trong ngõ phải trả lại mặt bằng như ban đầu. Chúng tôi buộc lòng phải mời chính quyền xã về giải quyết thì bà ấy mới cho chúng tôi tiếp tục làm.

Chúng tôi đâu muốn mất tình làng nghĩa xóm chỉ vì cái hố ga. Nếu bà ấy ở trong hoàn cảnh như chúng tôi thì bà ấy sẽ hiểu nỗi khổ mà bấy lâu nay chúng tôi chịu đựng. Ngẫm mới thấy, hành động của bà ấy quá ích kỷ.

Chửi chúng tôi thì được chứ chửi cha, mẹ, ông, bà thì không thể chấp nhận được. Ai sai ai đúng thì chính quyền xã sẽ giải quyết.

Có lẽ việc chửi hàng xóm của bà L cũng là một cách để giải thoát những ấm ức đã tồn tại trong lòng bà. Tuy nhiên, mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh người ta lại có những cách giải quyết riêng có văn hoá vừa hợp tình hợp lý, vẹn cả đôi đường.

Theo thạc sĩ Bùi Hồng Yên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phân tích, khi xung đột, không ít người chọn cách giải quyết là đánh nhau, hoặc chửi bới để đối phương "mất mặt", tức tối, nhằm thỏa mãn cơn tức. Nhưng sau những cơn bộc phát đó, hậu quả thường là tình làng nghĩa xóm, tình anh em sứt mẻ. Họ lúc đó có ân hận cũng đã muộn vì lời nói bay đi không thể lấy lại, huống hồ là những câu "sắc như dao".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news