Nguyễn Xuân An ( 53 tuổi) trú tại Đống Đa, Hà Nội là một bệnh nhân lâu năm của Bệnh viện Tâm Thần trung ương 1. Trước đó ông An tự nhận mình có khả năng “thần giao cách cảm”.
Ông An chờ khám ở bệnh viện.
Nhìn được bất cứ ai ngắm vợ trẻ
Ông An đang công tác tại một cơ quan nhà nước trong quận Đống Đa, Hà Nội. Thân hình nhỏ và gầy vì ông đang trong uá trình chữa bệnh. Đến bây giờ ông An nghỉ hẳn việc ở nhà để đi chữa cái chứng bệnh mà ông tự nhận là có khả năng “thần giao cách cảm”.
Năm 2004, qua mai mối, ông An cưới được cô vợ kém mình 16 tuổi, quê ở Hiệp Hòa, Bắc Giang. Để lấy được vợ trẻ, ông An cũng phải chấp nhận nhiều thứ như khoản thách cưới lên đến cả trăm triệu đồng. Vợ ông chỉ học hết cấp hai, không có công ăn việc làm ổn định. Nhưng ông khá yên tâm hơn vì cái mác "gái quê" của vợ mình.
Cuộc sống hàng ngày của vợ chồng ông An khá yên ấm vì vợ ông ở nhà chăm con và cơm nước chờ chồng về. Chị Vũ Thị May sinh năm 1977, biết tính chồng cực đoan và hiểu chồng hay ghen nên chị cố gắng không để ông phải suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt nhất. Ngay cả giao tiếp với những người đàn ông trong khu xóm chị cũng không dám. Mọi việc cứ êm đềm, hai vợ chồng không có bất cứ điều gì xảy ra. Chị May nhớ cao trào bắt đầu từ năm 2008, chị May và chồng vào bệnh viện khám bệnh cho con.
Khi chị đang ôm con chờ bác sĩ gọi tên mình vào bỗng thấy chồng quay sang chửi người đàn ông ngồi ở hàng ghế sau vì cái tội "Sao anh nhìn vợ tôi". Người đàn ông ngồi ghế sau không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên cố chấp cãi "tôi có nhìn gì đâu, vợ chồng anh ngồi trước thì tôi nhìn vợ chồng anh là đúng thôi".
Bị chê là hâm, ông An cáu tiết đã lao vào đánh nhau với người đàn ông đó. Ông bị bảo vệ bệnh viện lôi xồng xộc ra ngoài. Xuống đến phòng bảo vệ, ông An vẫn một mực khẳng định "Tôi thấy anh ta liếc mắt đưa tình với vợ tôi. Dù tôi không quay lại nhìn nhưng tôi cảm nhận được. Tôi có khả năng biết được người khác đang nghĩ gì. Rõ ràng anh ta đang ngắm vợ tôi".
Bao nhiêu lý lẽ ông An đưa ra chỉ khiến người ta cười và cho rằng ông bị hâm thật.
Ông An dọa vợ "Cẩn thận có ngày anh về bắt quả tang em trên giường với ai thì đừng trách". Mỗi lần chồng như thế, chị May cố gắng chịu đựng, không cãi lại.
Cứ tưởng tính đa nghi, cái mà ông An nhận mình có khả năng "thần giao cách cảm" chỉ là chuyện xảy ra một, hai lần. Nhưng không phải vậy, ngày nào về nhà anh cũng sang hàng xóm đôi co chuyện "sao ông nhìn vợ tôi?".
Người hàng xóm có cố phân bua thế nào thì cũng chẳng lại được cái ông lý giải bằng khoa học về khả năng nhìn rõ mọi việc dù nó xảy ra cách mình hàng km, dù mình không trực diện nhìn vào nó.
Hoang tưởng do trầm cảm lâu ngày
Sống với người chồng có khả năng đặc biệt đó khiến chị May luôn trong trạng thái mệt mỏi bởi bất cứ lúc nào chị cũng nhận được cái án ngoại tình hay đang ngủ với ai.
Có hôm chồng gọi điện về, chị không nghe máy thì ông ta nhắn tin “cô đang ngủ với nó tôi nhìn thấy hết rồi”. Trước những tin nhắn kiểu đó khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Về nhà, gã chồng vẫn coi như chuyện lúc trước không có gì xảy ra. Còn chị mất hết bạn bè cũng vì khả năng “thần giao cách cảm” của chồng.
Nhiều lần, chị May thuê thầy cúng về nhà cúng bái, hầu đồng nhưng chứng “bệnh lạ” của chồng vẫn không hết. Khả năng đặc biệt của anh ta lúc có, lúc không nên càng khiến người ta hoang mang nghĩ rằng anh bị ma ám hay gia đình động mồ, động mả khiến ông An bị trừng phạt. Chị May quyết định tìm đến một trung tâm tham vấn sức khỏe tâm thần để tìm hiểu về bệnh của chồng. Chị sững sờ khi khả năng chẩn đoán có thể chồng chị mắc bệnh hoang tưởng chứ chẳng phải “ma ám”, thần giao cách cảm gì.
Nhưng để thuyết phục chồng đến bệnh viện tâm thần khám là chuyện vượt quá khả năng của người vợ. Nhờ sự giúp đỡ của một vài người bạn, chị May thuê bác sĩ về tận nhà test thử tâm lý của ông An.
Hiểu tâm lý người bị rối loạn tâm thần hoang tưởng, các bác sĩ đã thuyết phục ông An đến bệnh viện để điều trị. Sau hai tháng ở viện, ông An đã dần bình phục.
Ông thừa nhận trong đầu ông không còn hình ảnh ông tưởng tượng vợ ông đang ân ái với người đàn ông khác. Tiến sĩ Tô Thanh Phương - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho rằng trường hợp của ông An là chứng trầm cảm lâu ngày không điều trị kịp thời dẫn đến hoang tưởng ảo giác.
* Tên nhân vật đã thay đổi