Tin mới

Người dân "vô tư" ném cá chép lẫn lư hương từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông

Thứ hai, 28/01/2019, 14:19 (GMT+7)

Nhiều người vì tiện đường đi làm đã đứng trên thành cầu cao cả chục mét để thả cá chép xuống nước khiến nhiều con bị chết.

Nhiều người vì tiện đường đi làm đã đứng trên thành cầu cao cả chục mét để thả cá chép xuống nước khiến nhiều con bị chết.

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, người dân cả nước đã bắt đầu làm đồ cúng để tiễn Ông Công ông Táo về chầu trời theo phong tục dân gian.

Để ông Táo có phương tiện đi lại, người dân thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Ảnh: Kênh 14
Với kiểu thả cá như này thì khi đến mặt nước có lẽ cá chép cũng đột tử. Ảnh: Đời sống & Pháp lý

Cá được quăng từ độ cao 3m khi rơi xuống nước ngửa bụng, lờ đờ. Ảnh: Lao Động

Càng về trưa, người dân đi thả cá càng đông. Ảnh: Đời sống & Pháp lý

Trả lời trên báo Đời sống & Pháp lý, Chị Thúy bán cá chép đỏ ở chợ Bà Chiểu cho biết, tính riêng buổi sáng nay, nhà chị đã xuất bán hơn 200 cặp cá chép. Cá chép được chị phân loại lớn nhỏ trước để khách tiện lựa chọn.

Người dân TP HCM lựa chọn khu vực kênh Nhiêu Lộc (đoạn Phú Nhuận, quận 1, quận 3, TP HCM) được nhiều người lựa chọn để thả cá.

Theo ghi nhận tại nhiều đoạn cầu, có nhiều người đã chọn cách đi lên cầu đứng ở thành cầu thả cá xuống một cách rất cẩu thả. 

“Tôi mua loại cá chép hơn 2kg để phóng sinh, với hi vọng một năm mới ấm no, hạnh phúc”, anh Nam, 37 tuổi, ở phường Gia Thụy (Long Biên), chia sẻ. Ảnh: Dân Trí

Người dân thả cá chép tiễn ông Táo tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Quận Tân Bình). Ảnh: Lao Động

Thậm chí người còn vứt cá trong túi nilong khiến những con cá không thể bơi ra ngoài, đành "phó mặc số phận" nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Thậm chí, nhiều con cá khi rời khỏi xô chậu, túi bóng đã đập vào thành cầu nên khi xuống nước khả năng chết rất cao.

Ngoài cá chép, dịp này còn có nhiều người thả cả cát lư hương xuống sông.Với khoảng cách khá cao như thế này, chắc hẳn những chú cá chép sẽ chẳng còn khỏe mạnh, sung sức để đưa các Táo về chầu trời. 

Ngoài cá chép, nhiều tro hóa chân nhang, tro hóa vàng mã cũng được các gia đình mang đi thả xuống sông. Ảnh: Dân Trí

 Muôn kiểu quăng cá xuống kênh. Ảnh: Lao Động

Mặc dù so với những năm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá. Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nylon cùng cá xuống hồ nữa.

Trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

 Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news