Tin mới

Người sống sót kể lại giây phút kinh hoàng của trận động đất ở Nepal

Chủ nhật, 26/04/2015, 17:21 (GMT+7)

Những chiếc bình trên bếp bắt đầu rơi xuống tới tấp. Cái lò vi sóng rơi xuống và vỡ tan. Tủ lạnh lắc lên đùng đùng. Một phút đó kéo dài như cả thế kỷ.

Những chiếc bình trên bếp bắt đầu rơi xuống tới tấp. Cái lò vi sóng rơi xuống và vỡ tan. Tủ lạnh lắc lên đùng đùng. Một phút đó kéo dài như cả thế kỷ.

Sundar Sah, một người dân ở vùng động đất sợ hãi nói:  "Có ít nhất ba trận động đất lớn vào ban đêm và sáng sớm 26-4. Mọi người đều sợ hãi và lo lắng. Chúng tôi đã ngủ ngoài đường và hầu như không ngủ được, cứ chợp mắt một chút tôi lại tỉnh dậy và cảm thấy vui mừng khi biết mình vẫn còn sống".

Tường nhà tôi nứt toạc, nhưng căn nhà vẫn đứng vững. Một số người thân và cha mẹ vợ đến ở với chúng tôi. Họ không kiếm đâu ra nước ngọt.

Một nhân chứng khác, C.K. Lal cho biết, thời khắc kinh hoàng ấy, điện tắt hết, vợ tôi la hét bên ngoài là có một trận động đất. Chúng tôi cùng chui xuống bàn ăn. Một phút đó kéo dài như cả thế kỷ. "Tôi chạy ra nhìn bên ngoài. Thành phố đổ nát như phủ lớp bụi. Tất cả tường nhà hàng xóm tôi đều nứt ra, một số bức tường vỡ tan, các khối bê-tông rơi xuống đường. Mọi người tập hợp lại ở một chỗ trống gần một ngôi đền. Chúng tôi quyết định rằng ở dưới gầm bàn có lẽ là an toàn hơn" - C.K.Lal bàng hoàng kể lại.

Với các nạn nhân của trận động đất, một phút trôi qua đều dài như dài kỷ

Được biết, trận động đất kinh hoàng này bắt nguồn từ dư âm của một vụ va chạm giữa hai mảng địa chất thời cổ đại. Cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương. Sau đó, hòn đảo này ngày càng có xu hướng trôi dạt về phía đất liền và đã va chạm với lục địa châu Á.

Cho tới nay, tốc độ va chạm giữa hai vùng đất vẫn đang ở mức 3-4 cm/năm. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành những dãy núi hùng vĩ và cả những trận động đất cường độ cao.

Căn cứ trên bản đồ thế giới, Nepal nằm ở vị trí nơi xảy ra sự va đập của các mảng địa chất. Chính vì vậy, sự xuất hiện của những cơn địa chấn với độ rung lắc mạnh cũng không phải là một sự kiện quá lạ lẫm với quốc gia này. Nói cách khác thì trận động đất ngày 25/4 có thể coi là "thảm họa được báo trước".

Bên cạnh đó, một nguyên nhân gây nên thảm họa nói trên, đó là sự lỏng lẻo trong khâu thiết kế của các tòa nhà tại quốc gia này. Theo đó, nhà cửa và hạ tầng của Nepal không đủ để chống chọi lại với những cơn động đất lớn tới vậy.

Vũ Đậu (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news