Tin mới

Người Việt quen dần với việc ăn phomat Hoff

Thứ sáu, 10/10/2014, 10:20 (GMT+7)

Vốn là một món ăn truyền thống tại các nước phương Tây nhưng thời gian gần đây, phomat ngày càng được người dân ở các nước phương Đông ưa thích và sử dụng, trong đó có người Việt.

Vốn là một món ăn truyền thống tại các nước phương Tây nhưng thời gian gần đây, phomat ngày càng được người dân ở các nước phương Đông ưa thích và sử dụng, trong đó có người Việt.

Phomat là món ăn làm từ sữa động vật như bò, cừu, dê... kết đông, lên men nên khá thơm ngon và giàu dưỡng chất. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm nghiệm. Ở các nước phương Tây, nó được coi là một món truyền thống tuy nhiên đối với các vùng đất châu Á, thói quen dùng phomat trong các bữa ăn hàng ngày dường như mới hình thành mấy năm trở về đây.

Lí do là dân số tại các khu vực trên vẫn đang tăng mạnh kèm theo thu nhập của người dân đang ngày một nâng cao. Điều kiện sống được cải thiện khiến người dân chú ý hơn đến các sản phẩm dinh dưỡng.

Người Việt quen dần với việc ăn phomat
Vốn được tiêu thụ mạnh tại châu Âu nhưng ngày nay, phomat cũng đang được các nước châu Á ưa chuộng.

Hiện tại, Châu Âu và Mỹ đang dẫn đầu thị trường thế giới về tiêu thụ phomat. Còn ở các khu vực như châu Phi, châu Á Thái Bình Dương... trong đó có Đông Nam Á thì sản lượng tiêu thụ phomat những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. Tiêu thụ phomat tính trên đầu người tại các quốc gia này còn rất khiêm tốn và chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị (chỉ vào khoảng vài trăm gam đến vài kg/năm) nên các chuyên gia dự báo tăng trưởng tiêu thụ phomat từ nay đến 2015 phụ thuộc chủ yếu vào thị trường mới này.

Khác với các quốc gia Châu Âu là ăn phomat trong các bữa ăn chính (bữa trưa và bữa tối) thì ở các thị trường mới đa phần người ta dùng phomat như một thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em. Ở Việt Nam, trẻ thường được ăn phomat vào các bữa phụ, ăn dặm ở nhà, ở trường học hoặc khi đi chơi. Các sản phẩm sữa trong đó có phomat đang trở thành biểu tượng của dinh dưỡng và giàu có tại các quốc gia này.

Khi được hỏi là: “Tại sao lại chọn phomat để bổ sung dinh dưỡng cho con?”. Chị Vũ Thị Hạnh - nghề nghiệp kĩ thuật viên vật lý trị liệu tại một phòng khám tư trên phố Phan Phù Tiên, Hà Nội chia sẻ:

“Trước đây tôi cũng chưa biết nhiều đến phomat và cũng không quen dùng phomat. Nhờ sự phát triển của kinh tế xã hội, người làm mẹ như tôi ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với những sản phẩm công nghệ cao, học được nhiều hơn từ mạng internet những kinh nghiệm nuôi dạy con bổ ích. Và tôi được biết phomat là món ăn cực kì tốt cho con. Chính vì vậy tôi đã mua và vẫn đang tin dùng”.

Hiện nay, ngày mộtrnnhiều các bà mẹ việt lựa chọn phomat làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho con.
Hiện nay, ngày một nhiều các bà mẹ việt lựa chọn phomat làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho con.

Ngày nay, các nhà sản xuất cũng thật biết khéo chiều lòng người tiêu dùng khi tung ra nhiều hơn các dòng sản phẩm phomat đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như để phù hợp với khẩu vị của các vị khách hàng khó tính. Chẳng hạn như Hoff, vốn là nhãn hàng chuyên về thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, mới đây tại thị trường Việt Nam, Hoff đã tung ra dòng phomat trái cây hoàn toàn tự nhiên với 9 hương vị khác nhau, nhiều trái cây có nguồn gốc từ châu Âu. Do sản phẩm được sản xuất bởi quy trình đạt chuẩn an toàn lại giàu dinh dưỡng, đa dạng về hương vị nên phomat Hoff được ngày càng nhiều các bà mẹ tin và sử dụng.

Phomat dường như đang trở thành xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam những năm gần đây. Nó xuất hiện ngày một nhiều hơn trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt vào buổi sáng, khi chăm sóc con trẻ. Dự đoán trong những năm tới, lượng tiêu thụ phomat đặc biệt là dòng phomat an toàn ở thị trường Việt Nam sẽ còn tăng mạnh.

PV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Phomat Hoff hưởng ứng 'Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển'

Hưởng ứng ngày lương thực thế giới (16/10), Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông "Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển" từ ngày 16 đến 23/10, đồng thời hoàn thành mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020.