Các thực phẩm nóng đựng trong hộp nhựa sẽ làm giải phóng monostyren (một loại chất độc) và khiến chúng ngấm vào thức ăn. Chất độc này không ngay lập tức ảnh hưởng đến cơ thể, tích tụ lại dần gây ra các bệnh liên quan đến gan và thận. Ngoài ra, đồ nhựa cũng không phải là vật dụng lưu trữ thích hợp cho các loại đồ ăn mặn và chua do tính axit và tính kiềm của các loại đồ ăn này sẽ gây ra các phản ứng hóa học phân hủy, làm biến chất thực phẩm gây nhiễm độc cơ thể nếu sử dụng thường xuyên.
Lựa chọn đồ nhựa không đảm bảo chất lượng
Đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng thường chứa chất độc BPA, chất này có thể gây ra các bệnh như vô sinh, béo phì, ung thư,… Chính vì thế, khi mua các đồ dùng bằng nhựa, thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, các thông số trên sản phẩm sẽ là gợi ý quan trọng.
Chúng ta nên chú ý dưới đáy chai nhựa thường có biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa “Recyle” từ 1 đến 7 cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, loại nào thì không nên tái sử dụng tùy ý. Mức độ 1 là an toàn nhất, ngược lại mức độ 7 được khuyến cáo là không nên sử dụng.Để đảm bảo an toàn, các bạn cũng nên mua đồ nhựa đựng thực phẩm của những nhãn hiệu có uy tín, có chứng nhận. Đồ nhựa nên có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước. Ngoài ra, nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng nhựa vô cơ. Thêm vào đó, đồ nhựa màu trắng nên được ưu tiên hơn hộp nhựa màu sắc sặc sỡ khác. Nguyên nhân là do nhựa dẹo dễ bị thôi nhiễm hóa chất, chất tạo màu dễ bị phân hủy ở môi trường nhiệt độ cao.
Anh Hồ Thanh Hải, tiểu thương buôn bán ngành hàng nhựa tại chợ Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, cho biết, nhiều năm nay, các bà nội trợ chuyển gu sang hàng nhựa. Vì hàng nhựa rẻ, dễ cất giữ, giá cả phải chăng. Trước đây, các sản phẩm làm từ nhựa chủ yếu là thau chậu, rổ rá nhưng đến nay thì gần như sành sứ có gì thì nhựa có nấy. Đặc biệt, mẫu mã của các sản phẩm nhựa ngày nay còn phong phú, bắt mắt hơn so với hàng truyền thống trước đây. Không chỉ có nhựa của các công ty trong nước mà còn có các sản phẩm nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc, Nhật… và cả hàng Trung Quốc từ biên giới tràn sang.
Đồ nhựa không đảm bảo chất lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh |
Tuy nhiên, người tiêu dùng khi chọn mua đồ nhựa chỉ chú trọng đến màu sắc cũng như giá cả mà không hề quan tâm đến nguồn gốc, loại nhựa dùng để sản xuất sản phẩm. Nhựa được chia làm nhiều loại khác nhau. Người ta thường dùng nhựa MF (melamine) làm bát, ly, dĩa. Loại nhựa này bền nhiệt, có độ cứng cao, bóng đẹp, dễ pha màu.
Nhưng giá thành của nguyên liệu nhựa này khá cao. Vì thế, nhiều nhà sản xuất đã thay thế bằng nhựa UF (ureformaldehyd). Nhựa UF rẻ nhưng chất lượng không tốt như nhựa MF. Đặc biệt, loại nhựa này không đảm bảo những tiêu chuẩn để làm bao bì hay vật dụng đựng thực phẩm. Do vậy, các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng loại nhựa này để sản xuất bát cũng như các vật dụng đựng thực phẩm. Riêng với các hộp nhựa hình vuông, thường được dùng để đựng thức ăn cho vào tủ lạnh mà gia đình nào cũng có vài hộp, được làm từ nhựa PE (polyetylen), PP (polypropylen) và PVC (polyvinylclorit). Còn các chai đựng nước mọi người vẫn thường dùng để đựng nước tinh khiết được làm từ nhựa PET (polyetylene terephtalate)
Sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng rất dễ gây bệnh |
Các thực phẩm nóng đựng trong hộp nhựa sẽ làm giải phóng monostyren (một loại chất độc) và khiến chúng ngấm vào thức ăn. Chất độc này không ngay lập tức ảnh hưởng đến cơ thể, tích tụ lại dần gây ra các bệnh liên quan đến gan và thận.Ngoài ra, đồ nhựa cũng không phải là vật dụng lưu trữ thích hợp cho các loại đồ ăn mặn và chua do tính axit và tính kiềm của các loại đồ ăn này sẽ gây ra các phản ứng hóa học phân hủy, làm biến chất thực phẩm gây nhiễm độc cơ thể nếu sử dụng thường xuyên.
Dùng đồ nhựa với lò vi sóng
Nhiệt độ là một trong những xúc tác đẩy nhanh các quá trình phản ứng hóa học. Nếu việc đựng đồ ăn nóng vào hộp nhựa đã gây hại thì việc để đồ nhựa vào lò vi sóng còn gây ra phản ứng hóa học mạnh mẽ hơn khiến các chất phụ gia nhanh chóng hòa tan vào thực phẩm. Không những thế, sự kết hợp giữa chất béo và nhựa tổng hợp gián tiếp tạo ra dioxin – một trong những chất là hiểm họa dẫn đến ung thư.Tái sử dụng đồ nhựa không đảm bảo
Tái sử dụng hộp nhựa là một cách để bảo vệ môi trường, tuy nhiên nếu tái sử dụng đồ nhựa không đúng cách có thể trở thành trung gian truyền nhiễm mầm khuẩn, nấm mốc gây nguy hại cho cơ thể.
Thói quen giữ lại các chai lọ, hộp nhựa, ngoài khả năng trở thành ổ vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ còn có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại. Hầu hết các loại nước nhựa đóng chai, bát nhựa đồ ăn nhanh đều được làm từ nhựa #1 PET – là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Khi tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này dễ dàng bị thôi và ngấm vào thực phẩm.
Vì thế, tốt nhất chúng ta nên sử dụng các đồ nhựa này đúng mục đích của nhà sản xuất và tránh tái sử dụng không đúng cách gây hại đến sức khỏe.Kỹ sư Phạm Thành Nhân, Trưởng phòng Cao phân tử polyme, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP HCM, cho biết, các loại nhựa dùng để làm bao bì thực phẩm, chén, dĩa, ly, tô phải là nhựa chính phẩm hợp chuẩn.
Các chất phụ gia, bột màu pha trộn vào nhựa cũng phải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nếu không hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại nặng trong nhựa khuyếch tán vào nước hay thực phẩm sẽ gây hại đến sức khỏe của con người. Thậm chí có cả chất độc dioxin. Chính vì vậy, nguyên liệu để sản xuất các bao bì thực phẩm rất đắt tiền vì phải thêm khâu làm sạch để nguyên liệu đạt được độ tinh khiết.
Ông Nhân cũng cảnh báo, hiện có nhiều người dùng các thùng nhựa đựng sơn nước để muối dưa, muối cà hay đựng sữa đậu nành vì loại thùng này dầy, dẻo, khó vỡ, dễ vận chuyển, xê dịch mà không lo bị vỡ như các thùng nhựa thông thường. Chúng được sản xuất từ các loại nhựa như PE, PP, PVC… chứa nhiều tạp chất hoặc pha lẫn nhựa tái sinh nên rất độc hại khi chứa thực phẩm.
Đồ nhựa nhìn màu sắc càng bắt mắt càng nguy hiểm |
Vì khi chứa các sản phẩm công nghiệp như sơn, thuốc nhuộm hay hóa chất thì các chất ấy sẽ ngấm một phần vào thùng nhựa. Khi chứa thực phẩm nóng, chua, có dầu mỡ thì các chất độc từ thùng sẽ hòa chung vào thực phẩm. Đó là những hợp chất cơ kim có chứa kim loại nặng.
Vì vậy, tuyệt đối không được dùng các thùng sơn cũ để đựng thực phẩm. Khi dùng đồ nhựa không nên sử dụng để đựng các loại thực phẩm nóng trong thời gian dài vì nhựa có thể bị phân hủy, nhất là trong lò vi sóng với thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Ngoài biện pháp đốt truyền thống để kiểm tra nhựa, còn có một vài cách đơn giản khác để phân biệt nhựa. Nhựa tốt nhìn trong suốt hoặc có màu sáng, bề mặt sản phẩm có độ bóng không bị xỉn màu. Nhựa tốt khi bóp không bị vỡ, nứt mà thấy mềm, dẻo. Vì vậy, khi mua, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm của các nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Minh Di (Tổng hợp)