Việc dùng đồ ăn thừa như cơm nguội, canh, rau củ quả thừa bảo quản sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây ung thư. Dưới đây là những thói quen nguy hại từ thói quen dùng đồ ăn thừa nhiều người thường mắc phải.
1. Thói quen hâm cơm nguội và mối nguy hại
Theo Thác sĩ - Bác sĩ Trần Quốc Hùng - Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội trong cơm nguội có chứa vi khuẩn bacillus cereus có sẵn trong gạo bị nhiễm từ đất, quá trình nấu cơm qua nhiệt vẫn không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này mà chúng lại phát triển thành một dạng bào tử khác để thích nghi) sẽ sản sinh ra một loại độc tố rất có hại cho đường ruột.
Cơm nguội hâm nóng sai cách có thể sẽ sản sinh ra một loại độc tố rất có hại cho đường ruột |
Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong.
Cơm nguội dù về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi như đã nói ở trên,vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu. Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều. Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
2. Đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh sai cách
Ths. Bs Đinh Thị Kim Liên, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trời nắng nóng thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu người dùng không biết chế biến bảo quản đúng cách rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì về nguyên tắc thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản để bữa sau dùng lại. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn có hại và nấm mốc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi tái sử dụng, có thể gây ngộ độc. Cụ thể với thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày. Tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản các bà nội trợ phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau.
Đối với thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Khi ăn, thì nên lưu ý, ăn đến đâu lấy ra đến đó, không lấy quá nhiều để đụng đũa vào rồi mới cất đi. “Với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh. Khi dùng lại các loại thực phẩm này nên nấu sôi lại lần nữa, không nên dùng lo vi sóng hâm lại. Cũng không nên vì tiếc mà sau hai bữa không ăn hết lại tiếp tục cất vào tủ, chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó”- Ths Đinh Thị Kim Liên nhấn mạnh.
3. Sai lầm khi dùng màng bọc gây nguy hại sức khỏe
Dùng bảo quản thịt và đồ ăn thừa
Những thực phẩm đã qua chế biến, có chứa hàm lượng mỡ, nhiều gia vị khi tiếp xúc với màng bảo quản thực phẩm sẽ khiến những thành phần hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe của bạn.
Không nên sử dụng màng bọc để bảo quản thịt luộc
Dùng bảo quản cà rốt, dưa chuột, đậu đũa
Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng màng bọc thực phẩm để bọc các loại củ, quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa sẽ khiến hàm lượng vitamin C bị giảm lớn.
Sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng.
Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Màng bọc nên cách thực phẩm ít nhất 2,5cm
Để hạn chế những tác hại không đáng có mà màng bọc thực phẩm có thể mang lại cho sức khỏe, hãy chú ý đến cách lựa chọn và sử dụng dưới đây:
Sử dụng màng bọc thức ăn sai cách có thể gây nguy hại sức khỏe |
– Lựa chọn những thương hiệu có uy tín, đảm bảo chất lượng, không nên ham rẻ.
– Nên chọn màng PE vì nó chứa ít chất phụ gia gây hại.
– Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.
– Không dùng cho thực phẩm chin, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.
– Lựa chọn màng bọc PE cho thức ăn đã chế biến, PVC cho đồ ăn sống, chưa qua chế biến, không dung màng nhôm để bảo quản thực phẩm chứa nhiều axit.
- Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng.
- Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.
Cách nhận biết màng PE và PVC
Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi.
Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi.
Dã Quỳ (Tổng hợp)