Tin mới

Những điều cần biết về lễ hóa vàng ngày Tết

Thứ bảy, 17/02/2018, 20:46 (GMT+7)

Không chỉ lo lễ tất niên, giao thừa, cúng 3 ngày Tết, các gia đình cũng cần chú ý về lễ hóa vàng ngày Tết hiếu kính tổ tiên nữa.

Không chỉ lo lễ tất niên, giao thừa, cúng 3 ngày Tết, các gia đình cũng cần chú ý về lễ hóa vàng ngày Tết hiếu kính tổ tiên nữa.

Lễ hóa vàng ngày Tết không chỉ là hình thức tiễn tổ tiên sau khi mời về ăn Tết cùng với các gia đình mà nó còn có một ý nghĩa nữa là nghênh đón thần Tài, tài lộc về với gia đình nữa

Ý nghĩa ngày lễ hóa vàng ngày Tết 

Lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn ông bà, ông vải, hay còn được gọi là mâm cơm cúng gia tiên, từ ngày 30 Tết đón các cụ về ăn Tết với gia đình thì nay cũng làm mâm cơm tiễn các cụ về cõi âm.

Tìm hiểu về ngày lễ hóa vàng ngày Tết. Ảnh: Internet

Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng chính là tỏ lòng biết ơn đến chư vị thần linh, tổ tiên, ông bà trong nhà và là lễ đón thần tài, tài lộc về với gia đình, hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông.

Tết Mậu Tuất nên làm lễ hóa vàng vào ngày nào?

Thực tế ngày lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3-mùng 10 âm lịch (Ngày mùng 10/01 Âm lịch là ngày vía thần Tài nên các gia đình làm lễ hóa vàng trước ngày mùng 10 sẽ tốt hơn), tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà. 

Lễ hóa vàng cần những gì? 

Các gia đình khi tiến hành làm lễ hóa vàng sẽ thường chuẩn bị: 

  • Mâm ngũ quả
  • Nén hương, lọ hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau, rượu.
  • Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Tuy nhiên, nếu làm cỗ mặn thì không thể thiếu đĩa gà trống. 

Cách làm lễ hóa vàng

Sau khi bày biện mâm cúng thì chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài khấn hóa vàng tiễn tổ tiên. 

Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép ông bà mang vàng mã đi hóa. Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.

Khi làm lễ hóa vàng phải rắc thêm vài giọt rượu để chắc chắn các cụ nhận được tiền. Ảnh: Internet

Phải hóa ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện. 

Khi hóa thì nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn, đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng. Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó. Nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong ví như nó là đòn gánh cho các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm không bị lũ quỷ cướp vàng đi. 

Chú ý khi hóa không gẩy tiền vàng liên tục, chỉ hóa để chếch chếch để tiền cháy hết, khi tiền đang cháy mà dùng gậy, dùng que gẩy tiền vàng sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.

Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại. 

Văn khấn hóa vàng chuẩn nhất cho Tết Mậu Tuất 2018 

Hiện có nhiều bài khấn khác nhau về lễ hóa vàng. Dưới đây là bài khấn do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định và chỉnh lý:

Nam mô a di đà phật 

Nam mô A di đà phật 

Nam mô A di đà phật 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương. 

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần. 

Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần. 

Con kính lạy các cụ Tfổ khảo, Tổ tỉ, nội ngoại tiên linh. Tín chủ chúng con là… Ngụ tại ... Hôm nay là ngày mồng..... tháng Giêng năm.... Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ thôn thần, rước tiễn tiên linh, trở về âm giới. Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ Bình An, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật 

Nam mô A di đà Phật 

Nam mô A di đà Phật

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news