Trà đá là một loại thức uống giải khát rất quen thuộc của nhiều người lao động.Tuy nhiên do trong trà đá chứa nhiều chất oxalate gây hình thành muối và chất khoáng trong nước tiểu dẫn đến sỏi thận.
Nhâm nhi trà đá cũng là một sai lầm trong ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân đã được các nhà khoa học giải thích rằng nước trà có chứa nhiều oxalate – loại hóa chất dẫn đến việc hình thành những tinh thể muối và chất khoáng được tìm thấy trong nước tiểu. Dù những tinh thể này vô hại nhưng giới y khoa khuyến cáo nó có thể đọng lại thành hạt đủ lớn để ngăn nước tiểu chảy trong những ống nhỏ từ thận xuống bàng quang.
Trà đá có nguy cơ gây sỏi thận
Sai lầm trong ăn uống là vấn đề gây nguy hiểm đến sức khỏe con ngườiPhó giáo sư niệu học John Milner cảnh báo: “Đối với những ai có khuynh hướng dễ bị sỏi thận thì trà đá là một trong những thức uống tệ hại nhất. Giống như mọi người khác, ông cũng thích uống trà đá trong mùa hè nhưng xin đừng lạm dụng”. Ông Milner thừa nhận rằng trà đá được nhiều người lựa chọn khi trời nóng bức do nó chứa ít calorie và ngon hơn nước thường.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng không nên để mất nước và nên uống nước chanh vì có nhiều citrate – hóa chất ngăn cản sỏi thận phát triển. Ngoài ra, họ còn khuyến cáo không nên dùng thực phẩm chứa nhiều oxalate như sô-cô-la, một vài loại rau và hạt cũng như giảm muối và giảm ăn thịt, đồng thời giữ đủ hàm lượng calcium – chất khiến cơ thể giảm hấp thu oxalate.
Cũng theo nghiên cứu, nam giới dễ bị sỏi thận hơn nữ giới gấp 4 lần, đặc biệt là ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh và đã cắt buồng trứng cũng có nguy cơ bị sỏi thận cao.
Một số người không nên uống trà đá
Người “yếu” bụng, là những người đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến đường ruột, dạ dày. Trà sẽ khiến cho chức năng của những cơ quan bộ phận này càng tồi tệ hơn rất nhiều.
Người yếu bụng uống trà là một sai lầm trong ăn uống hàng ngày
Trẻ dưới 3 tuổi không nên uống trà dù chỉ là lượng nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây nên phản ứng. Từ đó sẽ sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Lưu ý khi bị sỏi thận
Các nhà nghiên cứu cũng khuyên người bệnh nên có cách ăn uống thích hợp với loại sỏi thận mà mình đang mắc phải. Tuỳ theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau.
Để tránh mắc những sai lầm trong ăn uống, người bị sỏi thận nên chú ý
Đối với loại sỏi canxi. Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.
Người bị sỏi oxalat. Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao. Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50 g chất béo mỗi ngày.
Người bị sỏi axit uric. Các sỏi này liên quan đến chuyển hoá purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).
Kim Trang (VietQ)