Tin mới

Những học sinh đầu tiên thi “kỳ thi quốc gia” nói gì?

Thứ ba, 16/09/2014, 11:47 (GMT+7)

Học sinh lớp 12 - thế hệ đầu tiên tham dự kỳ thi quốc gia chung chia sẻ nhiều tâm trạng khác nhau trước phương án tổ chức thi mà Bộ GD&ĐT công bố.

 

Học sinh lớp 12 - thế hệ đầu tiên tham dự kỳ thi quốc gia chung chia sẻ nhiều tâm trạng khác nhau trước phương án tổ chức thi mà Bộ GD&ĐT công bố.

Ngay khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố Phương án tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2015 sau một thời gian lấy ý kiến từ xã hội, giới chuyên môn, các thầy cô giáo..., các em học sinh lớp 12 – những học sinh đầu tiên tham dự kỳ thi quốc gia chung không khỏi có nhiều băn khoăn, lo lắng.  Cùng nghe tiếng nói của người trong cuộc xem các em nghĩ gì về phương án kỳ thi quốc gia.

Khối D thoải mái, các khối khác lo lắng

Là một học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can, em Nguyễn Ngọc Linh cho biết: “Năm nay em thi khối D nên cũng không quá lo lắng với ba môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Đấy là với những bạn thi khối D như em, còn các bạn đã xác định học khối C, khối A có lẽ cũng gặp nhiều khó khăn trong hình thức thi 2 trong 1 này”.

Học cùng trường với Linh, cậu học sinh lớp 12 Trần Đức Anh cũng không khỏi lo lắng về kì thi sắp tới. Đức Anh chia sẻ: “Em dự định thi khối A vào Trường đại học Phòng cháy chữa cháy, nhưng với kì thi 2 trong 1 của Bộ GD&ĐT thì em gặp khó khăn nhất bởi môn Văn. Em chưa biết với cách thức mới này thì hình thức ra đề của các môn sẽ như thế nào”.

Học sinh lớp 12 chia sẻ nhiều tâm trạng khác nhau về phương án tổ chức thi quốc gia (Ảnh minh họa)

Với tâm trạng khá thoải mái, Lê Hùng – học sinh lớp 12 cùng trường cho biết dự định của mình: “Ngay từ lớp 10 em đã dự định thi khối A1 vào trường Kinh tế quốc dân. Khó khăn lớn nhất với em là phải học thêm cả môn văn nữa, tuy nhiên so với các năm trước thì em thấy thi như thế này dễ thở hơn bởi chỉ có 1 kì thi, cũng đỡ phải học quá nhiều môn cho 1 kì thi”.

Kỳ thi quốc gia chung cần phải làm chặt chẽ, trung thực, đáp ứng đúng với hai mục tiêu tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học sẽ luôn được xã hội ủng hộ.

Cũng xác định khối thi ngay từ đầu cấp 3, Trần Khánh Linh chia sẻ: “Em dự định từ rất lâu là theo đuổi khối C thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sau khi đọc trên báo về các môn thi của kỳ thi quốc gia chung, tuy chỉ xét tốt nghiệp 4 môn nhưng so với các bạn học khối D, em phải ôn cùng lúc 5 môn (Toán, Văn, Anh, Sử, Địa). Cũng có ý kiến cho rằng các trường mình đăng kí vào vẫn tổ chức thi tiếp để chọn, trong khi tận tháng 1 mới có quyết định, giờ em không biết sao nữa, chỉ biết tập trung ôn thi hơn nữa thôi”.

Linh cũng cho biết thêm, lẽ ra với phương án thi này Bộ Giáo dục & Đào tạo nên bắt đầu áp dụng với học sinh từ lớp 10, bây giờ mới công bố và áp dụng thì thời gian quá gấp gáp, tháng 6 đã thi rồi, tức là chưa đến 9 tháng nữa, không chỉ có Linh mà nhiều bạn trên lớp cũng đang lo lắng.

Thêm nhiều lựa chọn, tránh rủi ro

Theo Phương án thi mà Bộ GD&ĐT đưa ra thì trước ngày 1 tháng 1, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sẽ công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kì thi để tuyển sinh. Căn cứ vào kết qua thi, Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu với từng môn. Các trường đại học, cao đẳng sẽ sử dụng kết quả thi dựa trên ngưỡng điểm để tuyển sinh theo quy định của quy chế.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng và kết quả thi, thí sinh đăng kí tuyển sinh vào trường theo nguyện vọng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thì đổi mới này của kỳ thi sẽ tạo cho các em nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành phù hợp.

Bài thi gồm 180 câu hỏi gồm 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và và 20% ở cấp độ khó

Chia sẻ về điều này, em Tuấn Anh, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Nam Định cho biết: “Đúng là khi biết điểm rồi thì lựa chọn các trường để nộp hồ sơ sẽ tránh rủi ro hơn. Học sinh cũng không bị “tiếc” khi sợ cao mà không dám đăng kí vào trường mình yêu thích, cũng như đăng kí vào trường yêu cầu cao mà không đủ khả năng”.

Tuy nhiên, Tuấn Anh cũng không ngoại trừ khả năng các trường tốp cao sẽ tập trung nhiều hồ sơ đăng kí tuyển sinh, như vậy tính cạnh tranh càng khốc liệt hơn.

Đến bây giờ, điều mà các học sinh lớp 12 đang lo lắng là cách thức ra đề thi, bởi khi kết hợp hình thức thi hai trong một thì độ khó chắc chắn sẽ tăng cao.

Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm: “Em thường được cô giáo cho luyện đề thi đại học theo đề các năm trước, giờ đổi mới hình thức thi thì cách thức ra đề chắc chắn sẽ khác. Hiện tại, ngay cả học sinh và giáo viên đều chưa nắm rõ cách ra đề, đánh giá và sự kết hợp kiến thức trong bài thi như thế nào”.

Em Nguyễn Ngọc Linh cũng tỏ ra lo lắng hơn về kết quả thi đại học “với hình thức thi hai trong 1 thế này, kiểu dạng đề cũng có thể khó hơn các năm về trước”.

Còn với Đào Khánh Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can, Linh lại lo lắng hơn về kì thi riêng của các trường. Linh chia sẻ: “Em thi khối D, còn trường nào thì giờ em vẫn chưa chọn được. Nhưng với kì thi như vậy, em chỉ sợ nếu muốn vào các trường cao cao một chút thì sẽ phải thêm một kì thi riêng của trường, và liệu mình có qua được kì thi riêng đó hay không, trong khi chưa biết thi riêng là thi gì”.

Các thí sinh dự thi kỳ thi quốc gia phải chờ đến trước ngày 1/1, các trường sẽ đưa ra mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. 

Video bạn có thể quan tâm: 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Điểm sàn xét tuyển của tất cả các trường ĐH trên cả nước

Điểm sàn đại học 20015 sau khi được Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, nhiều trường đã đưa ra mức điểm sàn để thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.