Sự sống trên Trái đất có được là nhờ nước. Cơ thể chúng ta cần nước để thải độc tố, mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào, giữ cho làn da khỏe mạnh và bôi trơn các khớp của chúng ta. Tuy nhiên, uống nước sai cách sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa.
Tiêu hóa thức ăn hợp lý là điều cần thiết để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khi bạn uống quá nhiều nước trước khi ăn hoặc uống giữa bữa ăn, điều này có thể gây tiêu hóa kém. Người ta tin rằng việc này sẽ tác động trực tiếp đến trạng thái của thức ăn trong dạ dày. Bên cạnh đó, nước là một chất làm mát và có thể làm suy yếu khả năng tiêu hóa trong bữa ăn. Nhấm nháp nước thường xuyên trong bữa ăn có thể dẫn đến béo phì.
Các chuyên gia chỉ cách uống nước đúng như sau:
- Đừng bao giờ uống cạn một cốc nước mà hãy uống từ từ, từng ngụm.
- Đừng bao giờ uống nước ngay trước hoặc sau bữa ăn. Điều này có thể làm loãng dịch vị, gây khó khăn cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu bạn khát, hãy uống nước trước hoặc sau giờ ăn 30 phút.
- Trước khi dùng bữa, nếu bạn cảm thấy khô miệng, hãy uống 1-2 ngụm nước chứ không phải một cốc.
- Ngoài ra, hãy uống nước ấm để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nước ấm giúp dưỡng ẩm tốt hơn một cốc nước lạnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên không nên đứng để uống nước. Khi đứng, nước sẽ đi qua hệ thống theo một đường thẳng. Nó dễ dàng đi dọc cơ thể đến ruột kết. Uống nước từ từ cho phép chất lỏng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể để thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp loại bỏ các chất độc trong thận và bàng quang. Hơn nữa, việc uống ừng ực cạn một cốc nước không thực sự làm dịu cơn khát của bạn.
(Theo India Times)