Mới đây, thông tin về chuyến bay chở ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về nước để điều trị bệnh chưa thể cất cánh vì lý do thời tiết xấu, Tuy nhiên, theo như kế hoạch, ông Bá Thanh sẽ trở về bằng một phi cơ chuyên dụng y tế của hãng AMR Ambulance, sau đó sẽ lên chiếc xe cấp cứu hiện đại nhất miền Trung để di chuyển từ sân bay về bệnh viện.
Trao đổi với PV Tuổi trẻ, ông Huỳnh Đức Thơ, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết trong đêm 5/1, vừa nhận thông tin từ gia đình ông Thanh báo cho biết máy bay chưa thể cất cánh được vì lý do thời tiết xấu.
Cũng theo nguồn tin của báo này, khoảng 22h30 đêm 5/1 (giờ VN) tức khoảng 7h26 (giờ Mỹ), thời tiết tại Seattle (Washington, Mỹ) nơi ông Thanh đang điều trị có mưa to và gió lớn, nhiệt độ ngoài trời 12 độ C. Thời tiết này không đảm bảo cho các máy bay cỡ nhỏ cất cánh an toàn.
Theo đó, ông Thanh sẽ cùng người thân và 3 bác sĩ Mỹ về Đà Nẵng trong thời gian tới (thay vì về đến sân bay Đà Nẵng vào khoảng 20h35 ngày 6/1).
Trước đó, theo thông tin trên báo Tri Thức Trực Tuyến, sáng 5/1, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng đã đến bệnh viện kiểm tra công tác chuẩn bị. Những bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ được điều động để điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Phòng của ông Thanh nằm tách biệt và được lắp đặt các thiết bị y tế hiện đại. An ninh của bệnh viện cũng được thắt chặt. Những bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ được điều động để phối hợp với ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương điều trị cho cựu lãnh đạo Đà Nẵng.
Ông Phạm Phú Mỹ, Giám đốc Trung tâm An ninh sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết, đơn vị vẫn chưa nhận được thông tin chính thức của chuyến bay cứu thương chở ông Thanh về Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu chuyên cơ bay thẳng từ Mỹ về Đà Nẵng sẽ phải mất khoảng 17 tiếng.
Trong trường hợp máy bay quá cảnh ở các nước để tiếp nhiên liệu thì rất có thể cuộc hành trình sẽ kéo dài khoảng 20 tiếng. “Thông thường, chúng tôi sẽ biết thời điểm chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay trước khoảng 6 tiếng”, ông Mỹ nói.
Phi cơ chuyên dụng y tế của hãng AMR Ambulance
Theo thông tin trên báo Vtc.vn, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ trở về Đà Nẵng để điều trị bằng một phi cơ chuyên dụng y tế của hãng AMR Ambulance.
Chủ tịch của AMR hiện tại là Edward ”Ted” Van Horne là một người đã từng trải qua nhiều thăng trầm với công ty này và góp phần tích cực trong việc cải tiến hệ thống EMS quốc tế. Các vị trí lãnh đạo khác của AMR đều là những chuyên gia nổi bật trong lĩnh vực của mình.
Số lượng nhân công của AMR hiện tại là khoảng hơn 18.000 người tại 40 bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, hãng còn sở hữu 4,000 phương tiện vận tải có khả năng chuyên chở trên 3 triệu bệnh nhân mỗi năm.
Dịch vụ quan trọng nhất tạo nên thương hiệu AMR là dịch vụ vận tải bằng máy bay cánh cứng. Việc sử dụng phương tiện hàng không giúp cho hãng y tế có thể nhận những đơn hàng ở bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Hãng cung cấp 3 dịch vụ chính: máy bay riêng được trang bị thiết bị y tế, dịch vụ y tế áp tải và dịch vụ cáng thương mại quốc tế.
Tối thiểu trên mỗi chuyến bay sẽ có thêm 1 đến 2 bác sĩ chuyên khoa theo dõi cùng y tá và một vài người thân cũng được mang theo. Máy bay cánh cứng có thể vận chuyển hành khách đến nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới
Dịch vụ vận chuyển Access2Care là một trong những cách nhanh nhất để các bệnh nhân trên toàn nước Mỹ có thể đến được với cơ sở y tế mình mong muốn. AMR trang bị xe chuyên dụng, giường đẩy, dịch vụ công cộng hay chăm sóc y tế cho khách hàng của mình.
Ngoài các dịch vụ vận chuyển, hãng y tế lớn nhất Hoa Kỳ còn cung cấp một số gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà như: gói khám sức khỏe cơ bản, gói chăm sóc sức khỏe sau khám, gói vận chuyển kèm chăm sóc …
Bên cạnh đó, AMR cũng tham gia vào đường dây nóng 911 (số điện thoại gọi xe cấp cứu ở Mỹ), góp phần vận chuyển các nạn nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất có thể.
AMR cùng với EmCare và Evolution Health là ba hãng y tế tiên phong trong chiến dịch phòng chống bệnh dịch Ebola suốt năm 2014 vừa qua.
Rất nhiều nhân viên y tế của AMR đã được điều động đến vùng dập dịch để tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân, xây dựng phác đồ điều trị, các thông tin phòng chống Ebola cho tất cả mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới.
Xe cấp cứu hiện đại nhất miền Trung
Theo thông tin trên báo Tri Thức Trực Tuyến, VTC News, tại sân trước của bệnh viện Đà Nẵng, chiều 5/1 xuất hiện một chiếc xe cấp cứu chuyên dụng đỗ tại đây, sẵn sàng chờ lệnh.
Theo lãnh đạo bệnh viện này, đây là chiếc xe hiện đại nhất miền Trung, sẽ đảm nhận nhiệm vụ đưa ông Thanh từ sân bay về bệnh viện sau khi ông kết thúc hành trình bằng máy bay từ Mỹ về Việt Nam.
Chiếc xe cứu thương chuyên dụng được cho là đảm nhận nhiệm vụ chở ông Thanh từ sân bay về bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: tri thức trực tuyến
Chiếc xe cấp cứu BKS 43M, bên trong được trang bị rất hiện đại, từ giường nằm đệm chống xóc, cho đến các thiết bị đo điện tim, huyết áp, cấp ôxy... Tất cả máy móc, thiết bị đã được lực lượng chức năng kiểm tra độ an toàn, tiến hành khử trùng, hấp.
Trang thiết bị hiện đại bên trong chiếc xe chuyên dụng. Ảnh: Tri thức trực tuyến
"Chiếc xe này được điều động từ thứ bảy vừa qua. Tất cả máy móc, thiết bị trên xe đã tháo đi kiểm tra và lắp lại. Toàn bộ xe đã được khử trùng, hấp, sấy hấp và nhận lệnh túc trực tại đây", lái xe cho biết.
Bảo An (tổng hợp)