Không thường xuyên thay đũa, lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc là những thói quen sử dụng đũa của người Việt gây nguy hại đến sức khỏe.
Thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng.
Khi màu đũa chuyển sang đậm hoặc nhạt dần sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.
Nên dùng đũa tre gỗ có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe. Ảnh minh họa |
Nếu dùng quá hạn, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo.
Cách phát hiện đũa tẩm hóa chất
Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần, nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm được sản xuất từ tre, gỗ, nứa thường được xông SO2 để diệt mốc. Đây là chất khử rất mạnh, diệt nấm mốc rất tốt. Các hóa chất có gốc lưu huỳnh có thể gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy. Sử dụng thường xuyên, hóa chất có thể ngấm vào máu và tích lũy dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận và gây ra những căn bệnh mạn tính, ung thư.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các loại đũa làm bằng gỗ được phủ sơn bóng vì trong sơn có chứa các kim loại nặng tạo màu gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư. Ngoài ra, các loại đũa nhựa cũng không nên dùng vì khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.
Dã Quỳ (tổng hợp)