Tin mới

Những sai lầm khi phòng tránh đột quỵ ngày giá rét

Thứ năm, 03/01/2019, 14:28 (GMT+7)

Tình trạng thời tiết kéo dài kéo dài khiến nguy cơ xảy ra đột quỵ ngày càng tăng cao.

Tình trạng thời tiết kéo dài kéo dài khiến nguy cơ xảy ra đột quỵ ngày càng tăng cao.

1. Cho uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Chia sẻ trên báo Lao Động, TS Nguyễn Văn Chi - Phó trưởng Khoa Cấp cứu – A9 (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Thói quen của nhiều người Việt Nam là khi thấy người thân trong gia đình nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung. 

Theo đó, đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Bởi lẽ, khi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở cho người bệnh.

TS.Chi cũng khuyến cáo khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quy, tuyệt đối không nên cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ đỉnh của bác sĩ. 

Điều trị đột quỵ cho bệnh nhân tại BV Bạch Mai Hà Nội. Ảnh: Internet

2. Không nhận ra dấu hiệu bị đột quỵ

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột, xảy ra các dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, mất thị lực, liệt nửa cơ thể 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn và các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.

Theo đó, ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ là người bệnh đột ngột bị hôn mê, tê bì tay chân, bị mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; Bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo; Đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Việc cần làm là nên gọi 115, lúc này người bệnh sẽ được cấp cứu ban đầu và 115 sẽ giúp bạn đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài...

PGS.TS Tôn lưu ý, các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.

3. Phát hiện người đột quỵ nhưng không đưa ngay đến cơ sở y tế

Chia sẻ trên Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Văn Chi vẫn bày tỏ đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân nhập viện muộn do những suy nghĩ sai lầm.

“Rất nhiều người nhà bệnh nhân khi được hỏi vì sao giờ này mới đưa bệnh nhân đột quỵ đến nhập viện thì họ bảo nghe nói đột quỵ phải nằm yên một chỗ nên không đưa đi ngay. Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Theo nguyên lý không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi được, vì nếu vận động bệnh nhân có thể ngã, bệnh thêm nặng. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung thì phải đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu. Lúc đó, xe ô tô hoạt động, chứ bệnh nhân có hoạt động đâu?!”- PGS.TS Nguyễn Văn Chi cho biết.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news