Tin mới

NÓNG: Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sớm cho NLĐ

Thứ bảy, 03/09/2022, 18:21 (GMT+7)

Nhiều chuyên gia đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sớm thay vì 29 hoặc 30 âm lịch nhằm giảm áp lực giao thông và NLĐ ở xa kịp về quê ăn Tết.

Thông tin mới nhất trên báo VnexpressSức khỏe đời sống cho hay mới đây Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành về hai phương án nghỉ Tết Âm lịch 2023. 

Theo đó, phương án một là nghỉ 7 ngày từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 6 tháng giêng (20-26/1/2023).

Phương án hai là nghỉ 9 ngày từ 30 tháng Chạp cho đến mùng 8 tháng Giêng (21-29/1/2023).

Bộ LĐTB&XH đề xuất lựa chọn nghỉ 7 ngày gồm 2 ngày trước và 3 ngày sau Tết, cộng thêm ngày nghỉ bù hàng tuần nhằm đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài. 

Nhiều chuyên gia đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sớm hơn so với mọi năm. Ảnh: Internet
Nhiều chuyên gia đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sớm hơn so với mọi năm. Ảnh: Internet

Nếu theo lịch trình này, công chức cũng như người lao động cả nước sẽ đi làm lại vào ngày mùng 6 Tết, sau đó nghỉ tiếp thứ bảy, chủ nhật.

Thực tế, mặc dù lựa chọn phương án nào thì số ngày nghỉ chính thức vẫn là 5 theo quy định của Bộ Lao động 2019 (Điều 112), số ngày còn lại là nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ bù. 

Theo PGS Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội, đánh giá hai phương án đều có mặt lợi riêng, song thời gian nghỉ trước Tết quá ngắn. 

Nếu chọn phương án ngắn ngày, ông đề nghị áp dụng nghỉ hoán đổi và đi làm bù vào mùng 7 Tết (thứ bảy). Cụ thể, kỳ nghỉ sẽ kéo dài 8 ngày, từ 28 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng (19-26/1/2023). Công chức, lao động đi làm trở lại vào mùng 6 Tết và làm bù thứ bảy.

Theo đó, phương án này cân đối được số ngày nghỉ trước và sau Tết, giảm áp lực giao thông cuối năm, người dân được tận hưởng không khí mua sắm Tết và có thời gian sắp xếp công việc để về nhà trước Tết.

Ông Lộc nhận định đặc điểm lao động Việt Nam đa phần đều là di cư từ nông thôn lên thành phố, dù thanh niên hay đã lập gia đình thì trong tâm thức vẫn tìm về quê vào dịp Tết. 

Ngoài ra, dòng di cư khiến cho làng quê không còn nhiều người trẻ tuổi nên cuối năm là dịp trở về để quây quần chuẩn bị cho cái Tết gia đình được tươm tất và cúng bái tổ tiên. 

Nếu như nghỉ muộn quá, công nhân có thể tự xin nghỉ trước một vài ngày, doanh nghiệp cũng khó cản do tránh tranh chấp cũng như tình trạng lao động không trở lại nhà máy sau Tết Nguyên đán

Theo luật Lao động 2019, quy định NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày sau đây: Tết Dương lịch: một ngày (1/1 hằng năm); Tết Âm lịch 5 ngày; một ngày dịp 30/4 và một ngày Quốc tế lao động 1/5; Quốc khánh 2 ngày (2/9 dương lịch và một ngày liền kề trước hoặc sau); Giỗ tổ Hùng Vương một ngày (10/3 âm lịch).

Mỗi năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể số ngày nghỉ Tết Âm lịch và dịp Quốc khánh. 

Người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm vào dịp lễ, Tết sẽ được hưởng lương ít nhất 300%, chưa bao gồm tiền lương làm việc trong ngày. 

Lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ hàng năm cũng sẽ được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news