Tin mới

NÓNG: Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng

Thứ sáu, 17/06/2022, 09:16 (GMT+7)

Đề xuất xây dựng luật về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ. 

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6 về mức lương tối thiểu đối với người lao động. Ngoài quy định về mức lương tối thiểu tháng, lần đầu tiên nước ta có mức lương tối thiểu giờ cũng như điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương này trên cả nước. 

Đối tượng nào được điều chỉnh lương tối thiểu

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. 

Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng sau khi lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7. Ảnh: Internet
Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng sau khi lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7. Ảnh: Internet

Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho NLĐ phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố. 

Khi lương tối thiểu vùng tăng, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương sao cho phù hợp để trả cho NLĐ. 

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho NLĐ đang được trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng mới. 

Ngoài mức lương tối thiểu vùng theo tháng, lần đầu tiên Việt Nam hiện có mức lương tối thiểu được ấn định theo giờ. Cụ thể, mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ. 

 >>XEM THÊM: NÓNG: Chi tiết nhóm đối tượng được Tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7

Đánh giá sự tác động của lương tối thiểu

Theo bà Nguyễn thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐXH cho biết, Việt Nam là một trong những nước thực hiện  theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO về lương tối thiểu. Khi đó, xây dựng lương tối thiểu dựa trên nhóm yếu tố: Nhu cầu sống của NLĐ và gia đình họ; chỉ số giá sinh hoạt; khả năng chi trả của DN; tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc điểm về cung cầu lao động và các chi phí xã hội khác có liên quan đến NLĐ...

Bà Hương đồng tình với việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với hiện hành nhưng nhấn mạnh khâu tổ chức, giám sát thực thi lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp cần coi trọng. Bên cạnh đó, cần phải có đánh giá tác động của việc điều chỉnh lương đối với NLĐ và DN. Đây là mức trần thấp nhất bảo vệ người lao động, chuyên gia này khuyến khích DN và NLĐ có mức lương thương lượng cao hơn.

'Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được luật về lương tối thiểu. Cho nên, mỗi năm cần đợi Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp và đề xuất mức và thời điểm điều chỉnh. Những điều chỉnh chủ yếu tập trung vào mức điều chỉnh theo chỉ số CPI, tăng trưởng kinh tế… Vì vậy phải thúc đẩy việc xây dựng luật về lương tối thiểu. Sau đó, cứ theo quy định để áp dụng thực hiện', bà Hương nhấn mạnh trên báo Lao Động.

   >>XEM THÊM: Cập nhật mức lương đại uý công an năm 2022 trước thời điểm cải cách tiền lương 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?