Tin mới

Nữ nhân viên “PR karaoke": Từ hát- uống chung tới...nằm chung

Thứ ba, 15/04/2014, 13:59 (GMT+7)

PR (tiếng Anh là Public relation) nghĩa là quan hệ công chúng, một nghề “hot” hiện nay. Nhưng ở nhiều quán karaoke thành phố, cụm từ này được “ưu ái” dành cho những cô gái làm “tay vịn”.

PR (tiếng Anh là Public relation) nghĩa là quan hệ công chúng, một nghề “hot” hiện nay. Nhưng ở nhiều quán karaoke thành phố, cụm từ này được “ưu ái” dành cho những cô gái làm “tay vịn”.

Chuyện đời một nữ "P.r karoke"

Hiện nay, do nhu cầu được giải trí của xã hội nên các loại hình dịch vụ karaoke mọc lên như nấm. Từ karaoke hạng sang dành cho khách VIP đến karaoke sinh viên “ngon, bổ, rẻ”… xuất hiện trên khắp các cung đường của thành phố.

Cũng chính vì sức cạnh tranh lớn, chủ quán nghĩ ra đủ mọi chiêu trò hút khách, trong đó nổi lên là tệ nạn “karaoke tay vịn”, tiếng lóng để chỉ các cô gái làm nghề dịch vụ, phục vụ bia rượu và để các ông ôm ấp trong quán.

Một quản lý quán karaoke trên đường N.K (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận: “Ở đây không có mấy em PR này thì “móm” hết, chả làm ăn được gì đâu”.

Nữ nhân viên “PR karaoke

Những nữ tiếp viên dịch vụ (PR) karaoke từng bị lực lượng 141 bắt trong

một đợt quét vét (Ảnh: Tư liệu)

Những cô gái “PR, tay vịn” này đều xuất thân từ các tỉnh lẻ lên Hà Nội kiếm sống. Một số khác "cao cấp" hơn thì là sinh viên nghèo, thiếu chí tiến thủ, chấp nhận đưa thân. Ban đầu, mới tiếp xúc với môi trường phức tạp chốn đô thành, lại nhớ kỹ lời dặn dò của bố mẹ, nhiều cô cũng chỉ dám xin chân chạy bàn quán cà phê, hoặc giúp việc gia đình… Nhưng sau một thời gian tiếp xúc, thấy làm gái PR karaoke kiếm tiền dễ dàng hơn nhiều, liền tặc lưỡi, "chuyển ngạch".

Bằng mối quan hệ của cô em họ, chúng tôi gặp được Đỗ Thị T, 21 tuổi, quê ở Nghệ An hiện đang là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện đang làm nhân viên "P.R karaoke"

T chia sẻ: “Gia đình em rất nghèo. Bố mẹ em là nông dân thuần chất. Nhà có 4 anh chị em, em là con lớn trong gia đình. Để có tiền nuôi chị em em ăn học, ngoài thời gian làm đồng áng, làm màu ở nhà, mẹ em phải đi làm thuê cho hàng xóm. Bất kể chỗ nào cần mẹ cũng đi. Bố em thì sức khỏe yếu nên chỉ đỡ đần thêm cho mẹ chăn nuôi con gà, con vịt ở nhà. Em thương bố mẹ lắm nên cố gắng học. Ra Hà Nội, ngay từ những ngày đầu em đã xin đi dạy thêm nhưng thu nhập khá thấp vì em là sinh viên năm nhất nên họ trả ít lắm. Một lần đi qua quán karaoke X, em thấy treo biển tuyển nhân viên PR, lương cao nên em đã xin vào làm…”.

Dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn với nước da trắng trẻo nên T thường được quản lý xếp cho ngồi tiếp mấy "quý ông" lắm tiền.

"Ngay tối hôm được nhận vào làm, quản lý giao cho em tiếp nhóm khách đầu tiên, khoảng 5 ông tầm ngoài 50 tuổi. Thấy em vừa đẩy cửa bước vào phòng karaoke, một ông sỗ sàng cầm tay kéo em ngã dúi dụi vào lòng, ông bên cạnh thì lấy tay vuốt đùi. Sợ quá em hét lên, đánh rơi, làm vỡ tan cả chai rượu ngoại đắt tiền, vùng chạy ra ngoài"- T mỉm cười thuật lại lần tiếp khách đầu tiên.

Mấy ông khách hết sức tức tối, gọi quản lý vào làm ầm lên. Khi tay quản lý hé lộ T là "gà non", thì lập tức cả nhóm khách thay đổi thái độ, khoái trá lại vòi bằng được cô tiếp tục phục vụ. T quay lại, một ông quàng tay ôm eo, ghé cái mồm nhừa nhựa mùi rượu bia vào tai cô "tiền anh không thiếu, miễn là em phải ngoan". Cô sinh viên nghe mà rụng rời tay chân, nhưng lo sợ bị chủ phạt trả tiền rượu, cô đã phải ngoan ngoãn chiều khách hôm ấy. Sau lần đó, cô dường như dạn dĩ hơn.

T nói tiếp, mắt nhìn vào khoảng không vô định: “Công việc này của bọn em dù rất nhục nhã, tủi hổ nhưng bù lại em có thể kiếm được nhiều tiền. Hồi mới làm, mỗi tối em được khách bo bằng cả tháng em đi dạy thêm. Sau này, khi biết chiều khách rồi thì có tối em được cả 4, 5 triệu đồng. Nhiều thế thì bố mẹ em ở quê lấy đâu ra?”.

Làm nghề này, hàng đêm, T cùng các "đồng nghiệp" tô tô, vẽ vẽ thật đậm để làm mình trông đỡ quê mùa hơn và “khó bị bạn bè phát hiện ra nếu vô tình gặp phải”.

“Sờ mó, ôm ấp... là chuyện bình thường thôi. Thi thoảng còn bị đánh cơ chị ạ. Con bạn em, tên L, quê ở Nam Định, hồi em mới vào làm, do không chịu được bị khách cứ liên tục vén váy nên em đã hắt cốc rượu vào mặt anh ta. Lập tức, anh ta đứng bật dậy đánh L túi búi và chửi: Đm, loại đ* còn làm cao. Sau đó còn bị quản lý bắt đền vì làm quán mất khách rồi đuổi. Nó định xin làm việc khác nhưng chị bảo, người ta có ăn có học còn chả kiếm được bao nhiêu, nó không bằng cấp thì biết làm gì ra tiền? Thế nên nó quay lại xin làm tiếp viên dịch vụ cho quán karaoke khác. Giờ kiếm cũng khá...”.

Từ hát- uống chung đến… nằm chung

Làm công việc này, các cô gái không nhiều thì ít cũng từng bị khách dụ dỗ "qua đêm". Tuy nhiên, do quy định của quán nên các cô buộc phải từ chối dù “món hời” có hơn hẳn việc rót rượu, hát hò chung bình thường.

Nữ nhân viên “PR karaoke

Cơ quan công an xử lý những quán karaoke trá hình (Ảnh: tư liệu)

Quản lý một quán karaoke cho biết: “Chúng tôi sử dụng tiếp viên dịch vụ thế này cũng chỉ là một trong những phương pháp hút khách bất đắc dĩ. Nếu để tiếp viên của quán qua đêm với khách, có thể sẽ khiến chúng tôi phải đối mặt với cơ quan công an. Vì vậy, chúng tôi luôn quy định đối với nhân viên của mình, không được phép qua đêm với khách, nếu vi phạm nội quy sẽ bị đuổi và đền bù thiệt hại mới lấy được giấy tờ tùy thân”.

Người này cũng nói thêm: “Ở đây cũng có nhiều cô gia cảnh khó khăn thật, hoặc muốn kiếm tiền đi học thật nên chúng tôi cũng tạo điều kiện cho tiếp khách lịch sự. Tuy nhiên, cũng không ít cô vì lóa mắt bởi tiềng bạc mà sẵn sàng qua đêm khi khách yêu cầu. Khách vào quán chúng tôi, lịch sự hay không nhìn qua sẽ thấy…”.

Không ai khi sinh ra có quyền được chọn giàu – nghèo cho mình. Song, ai cũng có quyền quyết định lối đi riêng, con đường sự nghiệp riêng. Vì vậy, hãy lựa chọn cho đúng đắn, đừng để đồng tiền làm lóa mắt, “phù phép” nhân cách con người, khiến bạn ngày một “xuống giá” trong mắt xã hội.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news