Tin mới

Ông Trần Văn Truyền và những phát biểu hùng hồn về phòng chống tham nhũng

Thứ tư, 26/11/2014, 08:49 (GMT+7)

 Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền đã có rất nhiều lần phát biểu trước báo giới liên quan đến các vấn đề về phòng chống tham nhũng, chống tiêu cực tại Việt Nam..

Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Với cương vị là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, ông đã có rất nhiều lần phát biểu trước báo giới liên quan đến các vấn đề về phòng chống tham nhũng, chống tiêu cực tại Việt Nam..

 

Dưới đây là những phát biểu hùng hồn về phòng chống tham nhũng của ông Truyền:

"Xử lý tham nhũng cán bộ nghỉ hưu dễ hơn"

Theo tin tức trên báo Pháp luật TP.HCM, năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: “Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn”. Bên cạnh đó, cách thức tham nhũng cũng rất đa dạng; có thể là vi phạm pháp luật để tham nhũng, cũng có thể bằng những cách rất hợp pháp như mua bán, đầu cơ đất đai.

"Qua những vụ tham nhũng lớn vừa rồi, chúng tôi nhận thấy xử lý cán bộ đã nghỉ hưu dễ hơn nhiều. Còn người gián tiếp mà đang tại chức, họ chạy (chức) rất dữ", ông Truyền nói.

"Ý thức tự kiểm tra, giám sát nội bộ còn yếu"

Năm 2009, trả lời phỏng vấn trên báo điện tử VnExpress về vấn đề giám sát quà biếu được các cơ quan chống tham nhũng đặt ra như thế nào khi các địa phương sẽ tiến hành đại hội Đảng bộ và bầu các chức danh lãnh đạo vào năm 2010, ông Truyền cho biết: “Chính phủ đã có quy chế quà biếu, quà tặng và công chức phải có nghĩa vụ thực hiện quy chế đó. Việc phát hiện vi phạm, trách nhiệm trước hết thuộc về các đơn vị, gắn liền với trách nhiệm cá nhân. Cán bộ không chỉ giữ mình trong sạch mà còn phải giám sát những người trong tổ chức. Trong phòng chống tham nhũng ý thức tự giác rất quan trọng, không thể hô hào chung chung. Tôi rất tán thành với nhận định của Quốc hội kỳ này là ý thức tự kiểm tra, giám sát nội bộ còn yếu”.

"Càng công khai, càng minh bạch, càng dễ kiểm soát"

Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ ngày 4/12/2007 , bên lề cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng, ông Truyền cho biết Chính phủ đang xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, theo ông công khai, minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất, xương sống nhất. "Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức".

“Đấu tranh chống tham nhũng là phải biết hy sinh”

Trao đổi với báo Tuổi trẻ tại hành lang Quốc hội trước phiên đối thoại với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng trong giáo dục (sáng 28/5/2010), Tổng thanh tra Chính phủ khi còn đương chức Trần Văn Truyền cho biết, tham nhũng trong giáo dục đang phức tạp và khuyên những người đấu tranh phải biết hy sinh. Bản thân ông cũng phải hi sinh nhiều."Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong", ông Truyền nói.

"Cản trở lớn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là bệnh thành tích"

Trong cuộc trao đổi về những con số và vấn đề đáng chú ý tại báo cáo tình hình phòng chống tham nhũng năm 2010 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra nội dung này của Ủy ban Tư pháp gửi đến Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lúc bây giờ cho rằng, một trong những cản trở lớn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay là bệnh thành tích.“Việt Nam, người ta nói tham nhũng của chúng ta không nghiêm trọng như ở nhiều nước, tức là “ruỗng” từ trên xuống, mà chính là “tham nhũng vặt”. Tức là bôi trơn, hối lộ cho người thi hành công vụ, ví dụ ở lĩnh vực y tế, Giáo dục, có khi dăm ba chục ngàn cũng làm, nên đương nhiên là ở cấp cở sở phát hiện nhiều thì xử lý nhiều”, ông Truyền cho biết thêm.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news