Tin mới

Phát hiện con gái có vết bầm ở chân, bố mẹ tá hỏa khi biết sự thật

Thứ tư, 19/07/2017, 08:56 (GMT+7)

Phát hiện phía sau chân của con có vết bầm tím, bố mẹ chỉ nghĩ do con mình hiếu động mà không ngờ đó là vết cắn của nhện đen có nọc độc mạnh gấp 15 lần so với rắn chuông.

Phát hiện phía sau chân của con có vết bầm tím, bố mẹ chỉ nghĩ do con mình hiếu động mà không ngờ đó là vết cắn của nhện đen có nọc độc mạnh gấp 15 lần so với rắn chuông.

Đầu tuần trước, bé gái Kailyn Donovan, 5 tuổi đến từ Mendon,  Masssachusetts (Anh) có nói với bố mẹ rằng chân mình bị đau và chiếc quần jeans có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau đó. Thấy vậy, bố mẹ của bé, anh chị Kristine và Josh Donovan, đã kiểm tra chiếc quần mà Kailyn mặc nhưng không phát hiện điều gì bất thường.

Vết bầm tím phía sau chân cô bé Kailyn.

Tuy nhiên, đến buổi tối, khi cô bé tiếp tục kêu đau, bố mẹ em mới kiểm tra kĩ hơn và phát hiện phía sau chân có vết bầm tím. Vì Kailyn vốn là một cô bé hiếu động, thích chạy nhảy chơi đùa bên ngoài nhà nên bố mẹ em chỉ nghĩ đó đơn giản là một vết bầm tím thông thường.

Vì nghĩ không có gì nguy hiểm, chị Kristine vẫn đưa con đến trường bình thường, tuy nhiên, nhà trường đã gọi điện thoại thông báo con bị sốt cao. Lúc đó, Kristine cùng chồng đã đưa Kailyn đi kiểm tra và ngay lập tức, các bác sĩ đã đưa em vào phòng cấp cứu.

Tại đó, bác sĩ nghi ngờ cô bé bị nhện cắn nhưng vẫn chưa xác định được là loại nhện gì. Sau khi cấp cứu, cô bé được về nhà, dùng kháng sinh và cũng không còn sốt nữa. Các bác sĩ tin rằng cô bé đang hồi phục.

Vết thương do nhện cắn trên chân cô bé.

Đến thứ sáu (14/7) vừa qua, Kailyn được bố mẹ đưa đến trường dự lễ tốt nghiệp mẫu giáo. Nhưng sau đó, cô bé lại được đưa đến bệnh viện bởi mẹ của em nhận thấy có điều gì đó không ổn.

“Vết thâm tím ở chân con bé bắt đầu đổi sang màu đen. Tôi có cảm giác vết cắn đó không ổn. Nó bắt đầu trông tệ hơn nhiều”, chị Kristine chia sẻ.

Đến sáng thứ 7, cô bé chính thức được xác định bị nhện đen cắn. Đây là loài nhện có màu đen với bụng có màu vàng, cam hoặc đỏ. Chúng không thích nơi có người, thường trú ẩn ở nơi tối tăm.

 

Theo các chuyên gia, vết cắn của loài nhện này gây ra đau đớn, nọc độc của nó có thể mạnh gấp 15 lần so với nọc độc của rắn đuôi chuông. Khi bị cắn, người bệnh cảm thấy buồn nôn, sốt, toát mồ hôi, ớn lạnh và có thể bị co thắt cơ ở khu vực bị cắn.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news