Loài hoa lạ được cho là "hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" vừa được phát hiện tại Phú Thọ.
Cụ thể, vào ngày 8/7, anh Nguyễn Quang Thuận (26 tuổi, nhân viên kỹ thuật Viettel) trong lúc sửa cáp quang cho một gia đình ở thị trấn Thanh Ba (Phú Thọ) đã phát hiện những vật nhỏ li ti màu trắng, khoảng vài chục sợi thân mỏng như tơ mọc trên dây cáp.
Nghi ngờ đây là hoa "Ưu đàm 3.000 năm mới nở" từng xuất hiện nhiều nơi ở Việt Nam, anh Thuận đã chụp lại ảnh và đưa lên mạng xã hội.
Rất nhiều người cho rằng đây chính là loài hoa được cho là "Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần".[mecloud]sgE2aW6BzP[/mecloud]
Theo tin tức trên báo Nghệ An, vào sáng ngày 8/7, anh Nguyễn Thế Sơn, Phó Văn phòng Huyện ủy Tân Kỳ, Nghệ An đi kiểm tra cơ sở vật chất của cơ quan đã phát hiện một cụm "Hoa Ưu đàm" trên hệ thống dây điện, trần nhà bếp của cơ quan.
Cụm hoa này có 28 cánh, thân hoa như một sợi chỉ, có hông màu trắng li ti với chiều dài chưa đến 1cm. Dựa trên những hình ảnh được đăng tải trên internet, anh Sơn cho rằng đây chính là "Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" từng xuất hiện tại nhiều địa phương trong thời gian qua.
Biết tin "Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" xuất hiện ở Huyện ủy Tân Kỳ, Nghệ An, nhiều người dân đã đến để tận mắt chứng kiến.
Phát hiện "hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở" ở Phú Thọ |
Theo truyền thuyết nhà Phật, hoa "Ưu đàm" có tên là Udumbara, là loài hoa linh thiêng của nhà Phật này "3.000 năm mới nở một lần". Hoa Ưu Đàm còn có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời”.
Trong thời gian qua, thứ được cho là "Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" đã xuất hiện ở nhiều nơi ở Việt Nam và một số nước châu Á.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khẳng định sự xuất hiện của hoa Ưu đàm. Các nhà khoa học cho rằng thứ được cho là "hoa Ưu đàm" chỉ là một loại nấm. Những bông hoa này thường mọc thành dãy với chiều cao tính từ gốc đến đỉnh bông hoa khoảng gần 10cm, thân hoa rất mảnh, như sợi tơ. Bông hoa có màu trắng tinh khiết, hình quả chuông nhỏ li ti.
GS.TSKD Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Việm vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi trên báo chí cho hay, thứ được gọi là "Hoa Ưu đàm" là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô, có thể gọi tên là nấm nhầy.
Khi gặp điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi, khối nhầy sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, phát triển. GS Kiệt cho biết, qua quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần với mẫu hoa Ưu Đàm mà ông có được thì đây là một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Thân của thể nhầy này mới phát triển, chưa có hoa và cũng trong suốt như Pha lê…
H.Yên (tổng hợp)